Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 (15/4/2014 – 15/5/2014)

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm vì nó có mối quan hệ trực tiếp đến sức khoẻ của con người hàng ngày.

 

Những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian qua ở một số địa phương là sự cảnh báo cho cộng đồng. Theo thống kê của Cục ATVSTP, hơn 60% các vụ ngộ độc thực phẩm trong cả nước là ở gia đình, bắt nguồn từ độc tố tự nhiên và bảo quản thực phẩm. Để giảm thiểu nguy cơ này, mọi người cần quan tâm đến việc bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình, cho người thân trong gia đình và chú ý tới "10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm""5 chìa khóa vàng cho an toàn thực phẩm" dưới đây:

10 NGUYÊN TẮC VÀNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI - WHO)

ATVSTP-1

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm  đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kĩ trước khi ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 70oc.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60oc hoặc lạnh dưới 10oc. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kĩ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm nầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiếm trùng bàn tay, hãy băng kĩ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chặn, tủ kính, lòng bàn. Đó là cách bảo vệ tốt nhất. khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ.

NĂM CHÌA KHÓA VÀNG GIÚP THỰC PHẨM AN TOÀN HƠN (WHO)

1. Giữ vệ sinh

  1. Rửa tay trước khi chuẩn bị thực phẩm và thường xuyên trong quá trình chế biến thực phẩm.
  2. Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  3. Rửa sạch toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm.
  4. Giữ sạch thực phẩm và khu vực bếp để tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.

2. Để riêng thực phẩm sống và chín

  1. Không để lẫn thịt gia súc, gia cầm và hải sản sống với các thực phẩm khác.
  2. Sử dụng riêng các đồ dùng nhà bếp như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống.
  3. Để thực phẩm trong các dụng cụ chứa có nắp để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và chín.

3. Đun nấu kỹ

  1. Đun nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản.
  2. Các thực phẩm như súp, nước dùng phải đun sôi. Đối với thịt gia súc và gia cầm, sau khi nấu, luộc, nước bên trong miếng thịt phải trong, không còn màu hồng.
  3. Đun kỹ thức ăn còn dư lại từ bữa trước.

4. Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

  1. Không để thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
  2. Làm lạnh ngay tất cả thực phẩm đã chế biến và thực phẩm dễ hỏng (dưới 50C).
  3. Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ cao (trên 600C) trước khi ăn.
  4. Không nên bảo quản thực phẩm quá lâu kể cả để trong tủ lạnh.
  5. Không rã đông thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ phòng.

5. Sử dụng nước sạch và nguyên liệu tươi

  1. Sử dụng nước sạch hoặc nước đã qua xử lý để chế biến thực phẩm.
  2. Chọn mua thực phẩm tươi, nguyên dạng.
  3. Chọn thực phẩm đã qua chế biến phải đảm bảo an toàn, thí dụ như sữa thanh trùng.
  4. Rửa sạch rau quả, đặc biệt là rau quả ăn sống.
  5. Không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng.

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHUNG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM  ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM

HƯỞNG ỨNG “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỤC PHẨM” NĂM 2014

atvstp-2

  1. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn; gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
  2. Vì sức khỏe người tiêu dùng, không sử dụng hóa chất, phụ gia độc hại.
  3. Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
  4. Lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe.
  5. Phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm hãy báo cáo cơ quan chức năng gần nhất.
  6. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Nguồn: Sưu tầm

Ban biên tập