ENR 1.6 CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ DỊCH VỤ RA ĐA

1 Các phương thức và dịch vụ ra đa

1.1 Tổng quát
1.1.1 
Dịch vụ kiểm soát bằng ra đa được áp dụng đối với tàu bay đã được nhận dạng đang hoạt động trong vùng trời có kiểm soát.
1.1.2 
Dịch vụ tư vấn bằng ra đa được áp dụng đối với tàu bay đang hoạt động ngoài vùng trời có kiểm soát. Dịch vụ này có thể được cung cấp cho tàu bay đã được nhận dạng trong tầm phủ của ra đa và theo yêu cầu của tổ bay. Dịch vụ tư vấn không lưu sử dụng ra đa nhằm cung cấp cho tổ lái các tin tức về vị trí, tình hình hoạt động bay, trợ giúp trong trường hợp khẩn nguy. Các thông tin mang tính chất tư vấn không bắt buộc tổ lái phải tuân thủ.
1.1.3 
Kiểm soát ra đa áp dụng đối với tàu bay hoạt động ngoài vùng trời có kiểm soát chỉ khi nào tàu bay đó dự định sẽ bay qua, hoặc bay vào vùng trời có kiểm soát.
1.1.4 
Khi cung cấp dịch vụ ra đa, các kiểm soát viên không lưu sẽ sử dụng các tên gọi sau:
  1. Tàu bay dưới sự kiểm soát của Đường dài Hà Nội - Đường dài Hà Nội
  2. Tàu bay dưới sự kiểm soát của Tiếp cận Nội Bài - Tiếp cận Nội Bài
  3. Tàu bay dưới sự kiểm soát của Đường dài Hồ Chí Minh - Đường dài Hồ Chí Minh
  4. Tàu bay dưới sự kiểm soát của Tiếp cận Tân Sơn Nhất - Tiếp cận Tân Sơn Nhất
  5. Tàu bay dưới sự kiểm soát của Tiếp cận Đà Nẵng - Tiếp cận Đà Nẵng
1.1.5 
Kiểm soát Đường dài Hà Nội và tiếp cận Nội Bài sử dụng các trạm ra đa sau:
  1. Trạm ra đa thứ cấp/sơ cấp tại sân bay quốc tế Nội Bài:
    Vị trí: 211151B211152B - 1054806Đ1054807Đ
    Tầm phủ:
    • Ra đa thứ cấp: 460463 km (248250 NM)
    • Ra đa sơ cấp: 150148 km (8180 NM)
  2. Trạm ra đa thứ cấp tại sân bay Vinh (Nghệ An):
    Vị trí: 184354B - 1054006Đ
    Tầm phủ: 460463 km (248250 NM)
1.1.6 
Kiểm soát Đường dài Hồ Chí Minh và tiếp cận Tân Sơn Nhất sử dụng các trạm ra đa sau:
  1. Trạm ra đa thứ cấp (RSM 970)/sơ cấp (TRAC 2000)tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất:
    Vị trí: 104941B - 1063930Đ
    Tầm phủ:
    • Ra đa thứ cấp: 463 km (250 NM)
    • Ra đa sơ cấp: 148 km (80 NM)
  2. Trạm ra đa thứ cấp (RSM - 970S)/sơ cấp (STAR - 2000)tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất:
    Vị trí: 104935B - 1063930Đ
    Tầm phủ:
    • Ra đa thứ cấp: 463 km (250 NM)
    • Ra đa sơ cấp: 148 km (80 NM)
  3. Trạm ra đa thứ cấp tại Quy Nhơn:
    Vị trí: 134435B - 1091143Đ
    Tầm phủ: 463 km (250 NM)
  4. Trạm ra đa thứ cấp tại Cà Mau:
    Vị trí: 091052B - 1051004Đ
    Tầm phủ: 463 km (250 NM)
1.1.7 
Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh, Hà Nội và khu vực kiểm soát tiếp cận sân bay Đà Nẵng
a. Trạm ra đa thứ cấp/ sơ cấp Sơn Trà 1:
Vị trí: 160800B - 1081441Đ
Tầm phủ:
  • Ra đa thứ cấp: 460 km (250 NM)
  • Ra đa sơ cấp: 150 km (80 NM)
b. Trạm ra đa thứ cấp/sơ cấp Sơn Trà 2:
Vị trí: 160751B - 1081532Đ
Tầm phủ:
  • Ra đa thứ cấp: 463 km (250 NM)
  • Ra đa sơ cấp: 150 km (80 NM)
1.2 Áp dụng hệ thống giám sát ATS
1.2.1 
Việc nhận dạng bằng ra đa phù hợp với các điều khoản quy định của ICAO.
1.2.2 
Các đường bay cung cấp dịch vụ kiểm soát bằng ra đa:
  • Đường bay quốc tế: Các phần của hệ thống đường bay nằm trong tầm phủ của ra đa.
  • Tất cả các đường bay quốc nội.
1.2.3 
Áp dụng phân cách tối thiểu bằng hệ thống giám sát ATS:
  • 5,5 km (3 NM) trong khu vực Kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất (áp dụng trong vùng trời có giới hạn ngang là vòng tròn bán kính 40 NM; tâm là đài DVOR/DME TSH thuộc vùng trách nhiệm của Cơ sở Kiểm soát tiếp cận Tân Sơn Nhất).
  • 5,5 km (3 NM) trong khu vực Kiểm soát tiếp cận Đà Nẵng (áp dụng trong vùng trời có giới hạn ngang là vòng tròn bán kính 40 NM; tâm là đài DVOR/DME DAN đến và bao gồm mực bay 155 thuộc vùng trách nhiệm của Cơ sở Kiểm soát tiếp cận Đà Nẵng).
  • 9,3 km (5 NM) trong khu vực Kiểm soát tiếp cận Nội Bài (áp dụng trong vùng trời có giới hạn ngang là vòng tròn bán kính 40 NM; tâm là đài DVOR/DME NOB thuộc vùng trách nhiệm của các Cơ sở Kiểm soát tiếp cận Nội Bài).
  • 5 NM trong khu vực Kiểm soát tại các sân bay Vân Đồn, Cát Bi (áp dụng khi có tối thiểu 1 nguồn giám sát hợp tác hoặc chủ động).
  • 5 NM trong khu vực Kiểm soát đường dài Hà Nội (áp dụng khi có tối thiểu 2 nguồn giám sát hợp tác).
  • 5 NM trong khu vực Kiểm soát tiếp cận Nội Bài (áp dụng khi có tối thiểu 1 nguồn giám sát hoặc hợp tác hoặc chủ động).
  • 5 NM trong khu vực trách nhiệm của khu vực Kiểm soát tiếp cận Cam Ranh (áp dụng giữa các tàu bay đã được nhận dạng).
  • 18 km (10 NM) ngoài các khu vực nêu trên.
1.2.4 
Mực bay do kiểm soát viên ấn định cho tổ lái sẽ bao gồm một độ cao vượt chướng ngại vật tối thiểu phù hợp với giai đoạn của chuyến bay.
1.2.5 
Áp dụng giãn cách tối thiểu 20 NM bằng giám sát ATS trên đường hàng không A1 và A202
  • Việc giãn cách tối thiểu áp dụng cho các đường hàng không A1 và A202 đang được công bố trong Thỏa hiệp thư giữa Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội và các Trung tâm Kiểm soát đường dài Vientiene/Sanya là 30 NM.
  • Nhằm nâng cao năng lực thông qua vùng trời chuyển giao kiểm soát tàu bay giữa các vùng thông báo bay kế cận, việc giãn cách tối thiểu bằng giám sát ATS được sử dụng cho các tàu bay được ấn định cùng một mực bay, khi qua điểm chuyển giao kiểm soát giữa Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội và các Trung tâm Kiểm soát đường dài Vientiene/Sanya trên đường hàng không A1 và A202, được điều chỉnh xuống 20 NM.
  • Việc giảm giãn cách tối thiểu xuống 20 NM được áp dụng từ 0000 ngày 26/3/2020 (giờ quốc tế) trên cơ sở Thỏa hiệp thư được ký kết giữa Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội và các Trung tâm Kiểm soát đường dài Vientiene/Sanya.
1.3 Phương thức điều hành khi hỏng hệ thống ra đa và mất thông tin liên lạc không địa
1.3.1 Hỏng hệ thống ra đa
  • Trong trường hợp hỏng hệ thống ra đa hoặc mất tín hiệu ra đa, tổ lái sẽ được hướng dẫn chuyển sang phân cách không ra đa.
  • Phân cách cao tạm thời áp dụng là 150 m (500 ft) dưới mực bay 290, hoặc 300 m (1 000 ft) tại hoặc trên mực bay 290 nếu như chưa thể áp dụng phân cách không ra đa ngay được.
1.3.2 Mất thông tin liên lạc không địa
  • Trong trường hợp mất thông tin liên lạc hai chiều khi sử dụng tần số ra đa, tổ lái sẽ chuyển sang tần số dự bị và xin huấn lệnh không lưu.
  • Trong trường hợp thu được nhưng không phát được, tổ lái duy trì tần số đang sử dụng, và thực hiện theo huấn lệnh của kiểm soát viên ra đa để thông báo " vẫn thu được". Khi thông báo này được hiểu sẽ có các huấn lệnh phù hợp với trường hợp cụ thể.
  • Trong trường hợp hỏng hoàn toàn hệ thống thông tin liên lạc trên tàu bay, tổ lái thực hiện theo phương thức bay mất thông tin liên lạc phù hợp với điều lệ ICAO đưa ra. Nếu tàu bay đã được nhận dạng, kiểm soát viên ra đa sẽ dẫn các tàu bay khác tránh khỏi đường bay của tàu bay kể trên cho tới khi nó ra khỏi vùng kiểm soát ra đa.
1.4 Minh hoạ khu vực bao phủ của ra đa
Xem trang ENR 1.6-17 minh hoạ khu vực bao phủ của ra đa thứ cấp/sơ cấp (SSR/PSR).

2 Ra đa giám sát thứ cấp (SSR)

2.1 Phương thức khai thác
2.1.1
Tất cả các tàu bay hoạt động trong vùng trời có kiểm soát nằm trong tầm phủ ra đa của Việt Nam phải đồng thời sử dụng máy phát đáp của tàu bay hoạt động ở hai chế độ A/3 và C.
2.1.2
Tàu bay cất cánh từ các sân bay thuộc vùng thông báo bay Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ đặt mã số theo huấn lệnh của cơ sở điều hành bay.
2.1.3
Đối với tàu bay đi vào vùng thông báo bay của Việt Nam nếu đã có mã số do trung tâm kiểm soát đường dài kế cận chỉ định thì tiếp tục duy trì mã số đó. Nếu chưa có mã số phải yêu cầu đơn vị liên quan cung cấp mã số.
2.2 Phương thức khẩn nguy
Tàu bay trong trường hợp khẩn nguy tàu bay phải đặt mã số A/3 7700.
2.3 Phương thức khi mất thông tin liên lạc và bị can thiệp bất hợp pháp
2.3.1 Phương thức khi mất thông tin liên lạc
Trong trường hợp mất liên lạc tổ lái của tàu bay phải đặt mã số A/3 7600.
2.3.2 Phương thức khi bị can thiệp bất hợp pháp
  • Tổ lái của tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp trong khi bay phải đặt mã số A/3 7500.
  • Khi tổ lái đặt mã số A/3 7500, và được cơ sở kiểm soát không lưu yêu cầu xác nhận lại, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể tổ lái có xác nhận lại hoặc không. Nếu không nhận được sự trả lời của tổ lái, cơ sở kiểm soát không lưu sẽ coi tàu bay đó bị can thiệp bất hợp pháp chứ không phải do đặt nhầm mã số.
2.4 Chỉ định mã số ra đa thứ cấp (SSR)
2.4.1 Tàu bay hoạt động trong vùng thông báo bay Hồ Chí Minh có thể được chỉ định mã số:
  1. Chuyến bay quốc tế:
    Mã số: 5500 - 5577 /5600 - 5677
  2. Chuyến bay nội địa:
    Mã số: 5700 - 5777 /6000 - 6077
2.4.2 Tàu bay hoạt động trong vùng thông báo bay Hà Nội có thể được chỉ định mã số:
  1. Chuyến bay quốc tế:
    Mã số: 1700 -1777
  2. Chuyến bay nội địa:
    Mã số: 4100 - 4177 / 4600 - 4677
  3. Chuyến bay cất cánh đi quốc tế và quá cảnh:
    Mã số: 7001 - 7077

3 Chính sách trang bị và thực hiện Hệ thống giámsát tự động phụ thuộc –phát quảng bá (ADS-B) trong các FIR Hà Nội và Hồ Chí Minh

3.1 Trang bị và thực hiện ADS-B OUT trên tàu bay dân dụng
3.1.1 Giới thiệu
  • Việc trang bị bắt buộc thiết bị ADS-B OUT đã được áp dụng trong các FIR Úc, Hồng Công (Trung Quốc), In-đô-nê-si-a, Xing-ga-po và dự kiến sẽ áp dụng trong FIR của nhiều nước khác theo kết luận của Hội nghị Không vận khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  • Hiện tại, ngành hàng không Việt Nam đã triển khai thực hiện các đường hàng không áp dụng dẫn đường khu vực (RNAV 5) và đang áp dụng phương thức SID/STAR RNAV 1 nên phải đảm bảo giám sát ATS liên tục.
  • ADS-B đang được áp dụng cho phân cách ATS trong FIR Hồ Chí Minh từ ngày 12 tháng 12 năm 2013.
3.1.2 Kế hoạch tiếp tục thực hiện
  • Từ ngày 15 tháng 12 năm 2016, ADS-B sẽ được áp dụng cho việc theo dõi nền không lưu trong các phân khu của ACC Hà Nội.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, ADS-B sẽ được áp dụng để phân cách ATS (làm dự phòng cho hệ thống ra đa sẵn có) trong vùng trời từ FL 290 – FL 460 trong các phân khu của ACC Hà Nội.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, ADS-B sẽ được áp dụng để phân cách ATS (cùng với hệ thống ra đa giám sẵn có) trong toàn bộ FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh.
3.1.3 Trang bị ADS-B OUT trên tàu bay dân dụng
  • Từ ngày 15 tháng 12 năm 2016, khuyến khích và thúc giục khai thác thiết bị ADS-B OUT trên tàu bay dân dụng trong các phân khu ACC Hà Nội.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, hoàn tất việc trang bị và khai thác ADS-B OUT trên tàu bay dân dụng hoạt động từ FL 290 – FL 460 trong các phân khu của ACC Hà Nội. Các tàu bay dân dụng không đáp ứng yêu cầu này sẽ bay dưới FL 290 hoặc tại mực bay khác theo chỉ định của ACC Hà Nội.
  • Từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, trang bị bắt buộc và khai thác ADS-B OUT trên tàu bay dân dụng có trọng tải cất cánh tối đa được phép từ 15 000 kg trở lên trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, trang bị bắt buộc và khai thác ADS-B OUT trên tàu bay dân dụng có trọng tải cất cánh tối đa được phép từ 5 700 kg trở lên trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh.
  • Những tàu bay khác không trang bị hoặc không đáp ứng yêu cầu khai thác ADS-B sẽ chỉ được bay tại các mực bay thấp hoặc tại vệt bay, khu vực bay do cơ sở điều hành bay (ATC) ấn định và không được ưu tiên so với tàu bay đáp ứng yêu cầu khai thác ADS-B theo khung thời gian nêu trên.
  • Tàu bay dân dụng trang bị và khai thác ADS-B OUT phải đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn kỹ thuật TSO-C166b hoặc EASA AMC 20-24, EASA CS-ACNS, CASA AUS ATSCO-C100 hoặc các tiêu chuẩn khác được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.
  • Trong giai đoạn 2017-2018, sẽ áp dụng phân cách ADS-B tối thiểu trong FIR Hà Nội tương thích với phân cách ra đa, cụ thể:
    + 10 NM cho kiểm soát đường dài; và
    + 5 NM cho kiểm soát tiếp cận.
    Trong trường hợp tàu bay không đáp ứng yêu cầu về ADS-B, cơ sở điều hành bay sẽ chuyển sang áp dụng hình thức phân cách truyền thống. Việc giảm tiêu chuẩn phân cách tối thiểu theo giám sát ATS sẽ được Cục Hàng không Việt Nam thông báo sau.
  • Các tàu bay dân dụng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, vì lý do an ninh không khai thác ADS-B OUT phải nêu rõ chi tiết này trong đơn đề nghị cấp phép bay liên quan (và cơ quan cấp phép bay liên quan của Việt Nam sẽ nêu rõ chi tiết này trong phép bay) để cơ sở điều hành bay biết và có phương án điều hành tàu bay đảm bảo an toàn.
3.1.4 Các yêu cầu lập kế hoạch bay
3.1.4.1 Các nhà khai thác tàu bay tuân thủ các yêu cầu được quy định tại 3.3.1 b. và c. dưới đây thì điền vào mục 10 theo mẫu kế hoạch bay của ICAO:
  • B1 ADS-B được chỉ định tần số 1090 MHz ADS-B "OUT";
  • B2 ADS-B được chỉ định tần số 1090 MHz ADS-B "OUT" và "IN".
3.1.4.2 Các nhà khai thác tàu bay phải điền vào mục 18 của mẫu kế hoạch bay ICAO mã 24 bit của từng tàu bay theo định dạng hệ thập lục phân, như ví dụ sau: CODE/7C432B.
3.1.4.3 Nhận dạng tàu bay (ACID) không quá 7 ký tự phải được chỉ ra chính xác trong mục 7 theo mẫu kế hoạch bay của ICAO và sao chép chính xác khi cài đặt vào thiết bị điện tử trên tàu bay (để chuyển phát như là nhận dạng chuyến bay) như sau:
hoặc:
  • Địa chỉ có 3 ký tự của ICAO chỉ nhà khai thác tàu bay và số hiệu chuyến bay (ví dụ: HVN123, MAS123, GIA123), hô hiệu bao gồm tên gọi thoại của nhà khai thác tàu bay do ICAO quy định và số hiệu chuyến bay (ví dụ: VIETNAM 123, MALAYSIAN 123, INDONESIA 123).
hoặc:
  • Đăng bạ tàu bay (ví dụ: N555AB, 9VABC), hô hiệu bao gồm đăng bạ tàu bay.
Lưu ý: Nhận dạng tàu bay được nhập không nên có bất kỳ số 0 nào trừ khi nó là một phần của số hiệu chuyến bay được chỉ ra tại mục 7 mẫu kế hoạch bay của ICAO. Không được sử dụng dấu gạch nối, dấu gạch ngang hoặc dấu cách.
3.1.4.4 Khi các số liệu cơ bản của một kế hoạch bay đã phát đi hoặc kế hoạch bay lặp lại có sự thay đổi thì nhà khai thác và cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải phát điện văn sửa đổi. Điện văn sửa đổi phải được gửi cho tất cả các địa chỉ đã được gửi kế hoạch bay ban đầu.
Lưu ý:
  • Khi có sự thay đổi về tình trạng tính năng ADS-B cho 1 chuyến bay được lập kế hoạch bay dự định hoạt động trong vùng trời ADS-B mà không có môi trường ra đa, 1 điện văn sửa đổi cần được gửi đi kèm theo các chỉ dẫn thích hợp tại các mục có liên quan theo mẫu kế hoạch bay của ICAO bao gồm bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến địa chỉ tàu bay.
  • Khi 1 chuyến bay khai thác theo 1 kế hoạch bay lặp lại, trong quá trình thực hiện kế hoạch bay lặp lại tổ lái có ý định sử dụng ADS-B, 1 điện văn sửa đổi sẽ được đệ trình để chỉ ra rằng chuyến bay có đủ khả năng và đã được phê chuẩn ADS-B hay chưa.
3.1.5 Cấp phép bay cho các chuyến bay đi/đến tại sân bay Cam Ranh
3.1.5.1 Việc cấp phép bay cho các chuyến bay đi/đến tại sân bay Cam Ranh được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hiện hành, không bao gồm điều kiện tổ lái phải được huấn luyện các phương thức bay có điều kiện.
3.1.5.2 Khi sử dụng các phương thức bay có điều kiện đã được công bố trong AIP Việt Nam:
  • VVCR AD 2.24-9b: Sơ đồ phương thức đến tiêu chuẩn sử dụng thiết bị (STAR) – ICAO – Đường CHC 02L: PHUSA 1C, SUIDA 1C, PANCA 1C, NHATA 1C
  • VVCR AD 2.24-11b: Sơ đồ phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị – ICAO – Đường CHC 02L: VOR CAT A, B
  • VVCR AD 2.24-11c: Sơ đồ phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị – ICAO – Đường CHC 02L: VOR CAT C
  • VVCR AD 2.24-11j: Sơ đồ phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị – ICAO – Đường CHC 02L: ILS Y
  • VVCR AD 2.24-11k: Sơ đồ phương thức tiếp cận sử dụng thiết bị – ICAO – Đường CHC 02R: ILS Y
người lái phải được huấn luyện và các hãng hàng không chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện. Người lái chỉ thực hiện những phương thức này khi đã được huấn luyện.
3.1.5.3 Trong trường hợp vì các điều kiện khai thác không thể thực hiện các phương thức bay bình thường (không có điều kiện) phải chuyển sang phương thức bay có điều kiện được quy định tại mục 3.1.5.2, kiểm soát viên không lưu tại cơ quan kiểm soát tiếp cận (APP) và đài kiểm soát tại sân bay Cam Ranh phải lưu ý người lái tàu bay về điều kiện sử dụng các phương thức này.
3.1.5.4 Trong trường hợp các hãng hàng không chưa thực hiện công tác huấn luyện các phương thức bay có điều kiện cho tổ lái, chuyến bay phải thực hiện việc chuyển hướng đi sân bay dự bị.
3.1.6 Thuật ngữ giữa KSVKL và tổ lái
KSVKL và tổ lái sử dụng những thuật ngữ sau khi tàu bay hoạt động trên các đường bay ATS quy định:
Trường hợp
Thuật ngữ
1
Nhận dạng tàu bay
- REPORT HEADING [AND FLIGHT LEVEL (or ALTITUDE)];
- FOR IDENTIFICATION TURN LEFT (or RIGHT) HEADING;
- TRANSMIT FOR IDENTIFICATION AND REPORT HEADING;
- IDENTIFIED [position];
- NOT IDENTIFIED [reason], [RESUME (or CONTINUE) OWN NAVIGATION].
2
Vị trí tàu bay
POSITION (distance) (direction) OF (significant point) (or OVER or ABEAM (significant point)).
3
Chấm dứt dịch vụ giám sát
- WILL SHORTLY LOSE IDENTIFICATION (appropriate instructions or information);
- IDENTIFICATION LOST [reasons] (instructions).
- SURVEILLANCE SERVICE TERMINATED.
4
Yêu cầu khả năng của thiết bị SSR
- ADVISE TRANSPONDER CAPABILITY;
- TRANSPONDER (as shown in the flight plan);
- NEGATIVE TRANSPONDER.
5
Yêu cầu khả năng của thiết bị ADS-B
- ADVISE ADS-B CAPABILITY;
- ADS-B TRANSMITTER fc/ato/M;
- ADS-B RECEIVER (data link);
- NEGATIVE ADS-B.
6
Yêu cầu lựa chọn lại nhận dạng của tàu bay sử dụng ADS-B hoặc Mod S
- RE-ENTER [ADS-B or MODE S] AIRCRAFT IDENTIFICATION.
7
Yêu cầu truyền phát độ cao khí áp
- SQUAV/K CHARLIE;
- TRANSMIT ADS-B ALTITUDE.
8
Yêu cầu và kiểm tra việc nhận lại độ cao/mực bay
- CHECK ALTIMETER SETTING AND CONFIRM (level).
9
Để yêu cầu khai thác tính năng IDENT
10
Xác nhận tình trạng hoạt động của ADS-B
11
Để thông báo cho tàu bay máy truyền phát ADS-B của tàu bay này không hoạt động hoặc trục trặc
12
Thiết bị dưới mặt đất của hệ thống giám sát không lưu ADS-B hỏng
3.1.7 Xử lý tình huống bất thường, khẩn nguy, khẩn cấp
Việc xử lý tình huống áp dụng theo hướng dẫn tại Chương 15, Tài liệu 4444.
3.1.7.1 Hỏng máy phát vô tuyến trên tàu bay:
  • Khi không liên lạc được với tàu bay, KSVKL phải xác định xem máy thu của tàu bay có hoạt động không bằng cách ra huấn lệnh cho tàu bay trên tần số đang sử dụng, theo dõi đường di chuyển của điểm dấu trên cơ sở của huấn lệnh đã cấp hoặc cấp huấn lệnh bật tín hiệu nhận dạng thay đổi mã số SSR, máy phát ADS- B.
  • Sau khi xác nhận máy thu của tàu bay còn hoạt động tốt, KSVKL tiếp tục kiểm soát tàu bay, sử dụng báo nhận của tổ lái bằng cách bật tín hiệu nhận dạng hoặc bằng cách thay đổi mã số SSR hoặc thay đổi máy phát ADS-B.
Lưu ý:
  • Tàu bay trang bị thiết bị ADS-B khi bị mất liên lạc có thể bật các chế độ ADS khẩn nguy, khẩn cấp thích hợp.
  • Nếu các biện pháp nêu trên không hiệu quả thì KSVKL lặp lại các biện pháp đó trên các tần số khác mà cho rằng tổ lái có thể nhận được.
  • Khi thực hiện theo hướng dẫn trên, huấn lệnh về thay đổi hướng bay phải đảm bảo sao cho tàu bay có thể quay trở lại đường bay quy định sau khi đã thực hiện theo các huấn lệnh của KSVKL.
3.1.7.2 Hỏng toàn bộ các thiết bị liên lạc trên tàu bay:
  • Tàu bay có kiểm soát đang hoạt động hoặc sẽ hoạt động trong khu vực hoặc trên các mực bay áp dụng phân cách trong môi trường giám sát bị mất liên lạc hoàn toàn thì KSVKL có thể tiếp tục duy trì hình thức phân cách đang áp dụng.
  • Nếu không nhận dạng được tàu bay bị mất liên lạc thì áp dụng phân cách cao giữa các tàu bay được nhận dạng và tàu bay bị mất liên lạc mà không được nhận dạng cho đến khi được thông báo hoặc có cơ sở khẳng định chắc chắn rằng tàu bay mất liên lạc đã bay qua vùng trời có liên quan, đã hạ cánh hoặc chuyển hướng đi một nơi khác.
3.1.7.3 Hỏng thiết bị nguồn giám sát: Trường hợp khẩn cấp, phi công có thể sử dụng tạm thời các tiêu chuẩn phân cách cao bằng một nửa theo quy định nếu các tiêu chuẩn phân cách quy ước không thực hiện được ngay.
3.1.7.4 Tàu bay không được trang bị máy phát đáp, không đáp ứng ADS-B:
- Tàu bay không được trang bị máy phát đáp và không đáp ứng ADS-B: Áp dụng phân cách theo quy ước giữa tàu bay này với tàu bay khác;
- Tàu bay không đáp ứng ADS-B nhưng được trang bị máy phát đáp: Áp dụng phân cách giám sát ra đa;
- Tàu bay không được trang bị máy phát đáp nhưng đáp ứng ADS-B: Áp dụng phân cách giám sát ADS-B;
- Tàu bay không đáp ứng ADS-B trong môi trường chỉ có tín hiệu giám sát ADS-B:
  • Trong vùng TMA Nội Bài áp dụng RNAV 1 và phân cách theo quy ước;
  • Trong khu vực vùng trời sân bay Cam Ranh, KSVKL APP/TWR Cam Ranh áp dụng phương thức bay RNP 1 và các hình thức phân cách theo quy ước (địa điểm, thời gian, khung độ cao) giữa các tàu bay này với tàu bay khác;
  • Trong khu vực đường dài áp dụng phân cách theo quy ước giữa tàu bay này với tàu bay khác, hoặc áp dụng một hình thức phân cách khác phù hợp với các phương thức đang được áp dụng tại vùng trời mà tàu bay đó đang hoạt động (RNP 10, ADS-C/CPDLC ...).
3.1.7.5 Gián đoạn hoặc chấm dứt dịch vụ giám sát tại sân bay Cam Ranh:
  • KSVKL phải kịp thời thông báo, áp dụng hành động xử lý phù hợp và phân cách theo quy ước khi dịch vụ giám sát bị gián đoạn hoặc chấm dứt;
  • Khi chuyển giao kiểm soát tàu bay từ vùng trời điều hành bay sử dụng giám sát sang vùng trời mà tại đó chỉ cung cấp phân cách quy ước thì KSVKL phải thiết lập phân cách quy ước giữa tàu bay được chuyển giao với tàu bay có kiểm soát khác trước khi thực hiện chuyển giao.
3.2 Trang bị và thực hiện ADS-B IN trên tàu bay dân dụng
Các nội dung chi tiết sẽ được Cục Hàng không Việt Nam công bố chi tiết phù hợp với yêu cầu quy định của ICAO, điều kiện công nghệ kỹ thuật và khai thác thực tế tại Việt Nam.
3.3 Quy định khi áp dụng hệ thống giám sát tự động phụ thuộc - phát quảng bá (ADS-B) trong FIR Hồ Chí Minh
3.3.1 Vùng trời giám sát sử dụng ADS-B và chứng chỉ của nhà khai thác tàu bay
a. Việc áp dụng Hệ thống Giám sát Tự động Phụ thuộc - Phát quảng bá (ADS-B) trong FIR Hồ Chí Minh tại và trên FL 290 trong phạm vi vùng trời trên biển Đông thuộc phân khu 4, phân khu 5 trên các đường bay ATS: L625, M771, N892, L642, M765, M768, N500 và L628.
b. Dịch vụ ADS-B do Trung tâm Kiểm soát đường dài (ACC) Hồ Chí Minh cung cấp cho các tàu bay được trang bị thiết bị truyền phát dữ liệu ADS-B phù hợp theo quy định tại tài liệu AMC 20-24 về chứng chỉ công nhận sử dụng ADS-B NRA để tăng cường dịch vụ ATS trong các khu vực không có dịch vụ giám sát bằng ra đa của cơ quan an toàn Hàng không Châu Âu (EASA) hoặc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về cấu hình thiết bị tại Phụ lục XI của Quy định 20.18 đối với Hàng không dân dụng của nhà chức trách Hàng không dân dụng Úc.
c. Các nhà khai thác tàu bay phải có chứng chỉ khai thác phù hợp được phê chuẩn bởi Quốc gia đăng bạ tàu bay.
d. 2 đường bay ATS L642, M771: Áp dụng phân cách bằng rađa. Các tàu bay không tuân thủ các yêu cầu quy định tại mục a. và b. ở trên thì không được quyền ưu tiên và có thể được chỉ định khai thác tại các mực bay phù hợp dưới FL 290, phù hợp với mực bay được chỉ định tại các FIR kế cận.
e. 6 đường bay ATS L625, N892, M765, M768, N500, L628: Áp dụng phân cách ra đa tại khu vực trong tầm phủ ra đa; áp dụng phân cách ADS-B tại khu vực ngoài tầm phủ ra đa. Tuy nhiên, tùy theo tình hình không lưu thực tế, các tàu bay hoạt động trên 06 đường bay ATS này mà không có chứng chỉ khai thác ADS-B vẫn có thể được chỉ định khai thác tại các mực bay phù hợp trên FL 290.
3.3.2 Áp dụng phân cách
Giá trị phân cách tối thiểu áp dụng trong Vùng tầm phủ ADS-B (ngoài tầm phủ ra đa) của FIR Hồ Chí Minh là 30 dặm (NM).
Lưu ý: Trong trường hợp tại một mực bay có tàu bay không có chứng chỉ khai thác ADS-B hoặc tàu bay được trang bị ADS-B nhưng không đáp ứng quy định tại mục 3.3.1 b. và c. nêu trên mà bay tại hoặc trên FL 290 trong vùng trời ADS-B thì hủy bỏ áp dụng phân cách 30 dặm (NM) tại mực bay đó và chuyển sang áp dụng phân cách cổ điển.
3.3.3 Các yêu cầu lập kế hoạch bay
Tham chiếu mục 3.1.4 ở trên.
3.3.4 Thuật ngữ giữa KSVKL và tổ lái

Tham chiếu mục 3.1.5 ở trên

3.3.5 Các tình huống khẩn nguy trong khi bay
Ngay khi phát hiện thấy hỏng thiết bị ADS-B trên tàu bay, tổ lái phải thông báo cho KSVKL càng sớm càng tốt. KSVKL sẽ cấp huấn lệnh cần thiết để đảm bảo phân cách với các chuyến bay khác đang hoạt động trên các đường bay ATS liên quan.
3.3.6 Tàu bay công vụ
Các điều kiện được quy định trên áp dụng cho các tàu bay công vụ hoạt động trên các đường bay ATS quy định.
3.4 Phương thức giám sát ATS chung
3.4.1 Nhận dạng tàu bay
Các phương pháp chung nhận dạng tàu bay sử dụng dữ liệu giám sát (PSR/SMR, SSR, ADS-B) được quy định tại Mục 8.6.2, Chương 8, Tài liệu 4444.
3.4.2 Chỉ định mã số trong FIR Hà Nội và phần vùng trời ủy quyền từ ACC Hồ Chí Minh
- Mã số chỉ định cho các chuyến bay trong FIR Hà Nội và Hồ Chí Minh được nêu tại các mục 2.4.1 và 2.4.2 trên.
- Chỉ định mã số trong FIR Hà Nội và phần vùng trời ủy quyền từ ACC Hồ Chí Minh
STT
Loại chuyến bay
Mã số chỉ định
1
Chuyến bay IFR chưa nhận được huấn lệnh ATC
2000
2
Tàu bay do thám và tàu bay thực hiện nhiệm vụ cứu hỏa
0111, 0112
3
Tàu lượn hoặc khinh khí cầu
1200, 1300
4
Tàu bay thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng
5000, 6000
5
Trực thăng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng
5500, 6500
- Chỉ định mã số trong FIR Hồ Chí Minh
STT
Loại chuyến bay
Mã số chỉ định
1
Chuyến bay IFR chưa nhận được huấn lệnh ATC
2000
2
Tàu bay do thám và tàu bay thực hiện nhiệm vụ cứu hỏa
0112
3
Tàu lượn hoặc khinh khí cầu
1200, 1300
4
Tàu bay thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng
6000
5
Trực thăng thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng
6500
3.4.3 Tin tức về vị trí

Quy định tại Mục 8.6.4, Chương 8, Tài liệu 4444.

3.4.4 Trợ giúp dẫn đường
3.4.4.1 Trong vùng trời có kiểm soát
Khi quan sát thấy một tàu bay có kiểm soát đã được nhận dạng bay lệch đáng kể khỏi đường bay hoặc vòng chờ quy định, KSVKL phải thông báo cho tổ lái và có các biện pháp thích hợp nếu việc bay lệch này có khả năng ảnh hưởng tới công tác điều hành bay của mình.
3.4.4.2 Trong vùng trời không có kiểm soát
- Tàu bay hoạt động trong vùng trời không có kiểm soát, trong tầm phủ của hệ thống giám sát ATS, có thể yêu cầu KSVKL hỗ trợ để xác nhận lại việc dẫn đường của tàu bay. Việc này có thể thực hiện dưới hình thức:
  • Xác nhận hướng bay hiện tại sẽ giữ cho tàu bay khỏi vùng trời có kiểm soát hoặc vùng trời được sử dụng đặc biệt (nếu được thiết lập);
  • Xác nhận hướng bay hiện tại đến một địa điểm cụ thể là chính xác;
  • Yêu cầu cự ly đến/từ một điểm;
  • Yêu cầu hướng đến/từ một điểm;
  • Bất kỳ thông tin dẫn đường nào khác nếu được yêu cầu.
3.4.5 Chuyển giao kiểm soát
Chuyển giao kiểm soát hực hiện theo hướng dẫn trong Tài liệu 4444.
3.4.6 Dẫn dắt tàu bay
Khu vực Kiểm soát đường dài và tiếp cận và các TWR Cát Bi, Vân Đồn và Cam Ranh: Việc dẫn dắt tàu bay thực hiện theo hướng dẫn tại Tài liệu 4444.
Lưu ý: Khi có hoạt động bay hỗn hợp dân dụng và quân sự tại sân bay Cam Ranh
  • KSVKL thực hiện điều hành bay theo mạch của phương thức tiếp cận đã được thiết lập tại sân bay Cam Ranh, khi đó việc dẫn dắt tàu bay chủ yếu nhằm mục đích tối ưu hóa luồng hoạt động bay trong mạch phương thức đã được thiết lập.
  • Khi có dự định dẫn dắt tàu bay không tuân theo mạch phương thức đã được thiết lập thì phải có cơ sở khẳng định chắc chắn được rằng không có tàu bay quân sự hoặc không có tàu bay không đáp ứng yêu cầu về máy phát đáp, ADS-B hoạt động tại các mực bay, khu vực vùng trời dự định dẫn dắt.
3.4.7 Kiểm soát tốc độ: Khu vực Kiểm soát đường dài và tiếp cận và các TWR Cát Bi, Vân Đồn, Cam Ranh
- Việc kiểm soát tốc độ tàu bay thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 4.6 và Mục 4.7, Chương 4, Tài liệu 4444.
- Yêu cầu về tốc độ đối với tàu bay đến:
  • KSVKL có thể chỉnh sửa hoặc hủy bỏ các yêu cầu về tốc độ công bố;
  • Thuật ngữ “NO [ATC] SPEED RESTRICTIONS” được KSVKL sử dụng để hủy bỏ yêu cầu đối với:
    • Giới hạn 250 kt IAS dưới FL160 trong vòng 40 NM TMA Nội Bài;
    • Giới hạn về tốc độ đối với tàu bay từ các huấn lệnh trước đó của KSVKL tại sân bay Cam Ranh;
    • Các yêu cầu về hạn chế tốc độ công bố trong sơ đồ phương thức được Cục Hàng không Việt Nam ban hành.
  • Tổ lái được thông báo khi có giới hạn về việc hủy bỏ hạn chế về tốc độ. Ví dụ: “NO [ATC] SPEED RESTRICTION TO (điểm/địa điểm)”;
  • Không áp dụng kiểm soát tốc độ đối với tàu bay trên tuyến tiếp cận chót đã qua điểm 4 NM so với điểm chạm bánh tại sân bay Cam Ranh;
  • Kiểm soát tốc độ không áp dụng đối với tàu bay thực hiện phương thức tiếp cận bằng thiết bị đã qua điểm 5 NM so với điểm chạm bánh hoặc tàu bay thực hiện phương thức tiếp cận bằng mắt đã qua điểm 4 NM so với điểm chạm bánh;
  • Trừ khi được chỉ định cụ thể, huấn lệnh cho phép tiếp cận bằng mắt sẽ hủy bỏ tất cả các yêu cầu về tốc độ hiện hành bao gồm các yêu cầu được công bố đang hoặc chưa được thực hiện.
Lưu ý:
  • Thuật ngữ sử dụng chi tiết xem tại Mục 3.1.5 trên.
  • Đối với những tàu bay từ FL 110 đến FL 250: Tốc độ tối thiểu của tàu bay (IAS) là 250 kt;
  • Đối với những tàu bay thấp hơn FL 100: Tốc độ tối đa của tàu bay (IAS) là 250 kt.
3.4.8 Phương thức khai thác bổ sung trong khu vực sân bay
- Sử dụng dữ liệu giám sát trong công tác điều hành bay tại khu vực Kiểm soát tiếp cận Nội Bài bao gồm cả giai đoạn tiếp cận và hạ cánh và trong khu vực trách nhiệm của các TWR Cát Bi, Vân Đồn.
- Ngoài ra, bổ sung thêm các phương thức sử dụng dữ liệu giám sát áp dụng cho khu vực Kiểm soát tiếp cận tại sân bay Nội Bài như sau:
a. Khu vực Kiểm soát tại sân (nguồn giám sát ADS-B, SMR): Hỗ trợ KSVKL quan sát và nhận dạng tàu bay, phương tiện trên khu di chuyển.
b. Khu vực Kiểm soát trung tận và Kiểm soát đến:
  • Phương thức khởi hành: Huấn lệnh khởi hành có thể bao gồm giới hạn độ cao đến một điểm mà từ đó tàu bay có thể lấy độ cao đến MSA đối với phân khu đường bay kế tiếp nhằm cung cấp phân cách không có giám sát cho đến khi thiết lập nhận dạng tàu bay và có thể thực hiện kiểm soát có giám sát.
  • Phương thức tiếp cận:
    1. KSVKL cung cấp cho tổ lái loại phương thức tiếp cận và thông tin áp dụng, giai đoạn của phương thức tiếp cận;
    2. Phương thức tiếp cận là phương thức phù hợp nhất đối với đường cất hạ cánh sử dụng, có tính đến điều kiện thời tiết và tình hình không lưu hiện hành;
    3. Tàu bay đến được dẫn dắt để thực hiện tiếp cận bằng thiết bị vào buổi tối và ban ngày khi tầm nhìn tại sân bay đến nhỏ hơn quy định hoặc trần mây báo cáo thấp hơn 1 000 ft trên độ cao dẫn dắt ra đa tối thiểu được áp dụng;
    4. Tổ lái có thể yêu cầu được cấp huấn lệnh thực hiện tiếp cận bằng mắt khi các yêu cầu về tiếp cận bằng mắt có thể được đáp ứng.
  • Dẫn dắt tàu bay trong phương thức tiếp cận bằng thiết bị:
    1. Tàu bay có thể thiết lập trên hướng tiếp cận chót tại độ cao và cự ly mà từ đó cho phép tổ lái tuân thủ theo phương thức tiếp cận chót;
    2. Khi phương thức tiếp cận chót bao gồm đường dốc đáp hoặc góc đáp, tàu bay có thể thiết lập bay bằng ổn định trên hướng tiếp cận chót trước khi tiến nhập vào đường dốc đáp;
    3. Nếu tàu bay phải được dẫn dắt qua trục tim của phương thức tiếp cận mà tổ lái đã xác định được, tổ lái phải được thông báo về ý định của KSVKL và lý do về việc kéo dài hướng bay (ví dụ như để sắp xếp thứ tự). Nếu không có thông báo cho tổ lái trước khi tiến nhập hướng tiếp cận chót, tổ lái sẽ thực hiện tiến nhập và thông báo cho KSVKL. Điều này bao gồm cả trường hợp mất liên lạc và đặc biệt quan trọng khi có địa hình cao ở phía đối diện hướng tiếp cận;
    4. Khi đang được dẫn dắt vào hướng tiếp cận chót của phương thức RNAV (GNSS) hoặc RNP, tổ lái phải thông báo cho KSVKL nếu điểm tiến nhập sẽ tạo ra sự sai lệch thứ tự các lộ điểm của phương thức tiếp cận. Tổ lái phải yêu cầu dẫn dắt lại về điểm bắt đầu phương thức phù hợp.
  • Điều kiện thời tiết để KSVKL hướng dẫn tàu bay để thực hiện tiếp cận bằng mắt:
    1. Vào ban ngày: Chỉ khi tầm nhìn tại sân bay ít nhất 10 km và trần mây báo cáo ít nhất 1 000 ft trên độ cao dẫn dắt tối thiểu được áp dụng; và
    2. Vào ban đêm: Chỉ khi tầm nhìn tại sân bay ít nhất 10 km và không có mây thấp hơn 5 000 ft.
3.5 Phương thức khai thác giám sát ATS trong công tác cung cấp dịch vụ thông báo bay và báo động
Dịch vụ thông báo bay và báo động sử dụng dữ liệu giám sát được quy định tại Chương 9, Tài liệu 4444.
3.5.1 Phương thức thông báo bay:
- Thông tin thông báo bay được cung cấp bao gồm:
  • Thông tin xung đột nguy hiểm;
  • Thông tin hỗ trợ tổ lái dẫn đường.
- KSVKL không được phép đề nghị hoặc cung cấp thông tin địa hình trong vùng trời không có kiểm soát trừ trường hợp khẩn nguy.
- Thông tin xung đột nguy hiểm: Khi một tàu bay được quan sát trên màn hình giám sát có dấu hiệu nằm trên hướng bay xung đột với một tàu bay đã được nhận biết khác, KSVKL phải:
  • Cảnh báo tổ lái biết về hướng bay tương đối theo hình thức 12 giờ đồng hồ để thực hiện tránh tàu bay liên quan;
  • Thông báo cho tổ lái khi xung đột không còn tồn tại.
- Thông tin cung cấp cho tàu bay bao gồm:
  • Hướng tương đối của tàu bay đó theo hình thức 12 giờ đồng hồ;
  • Cự ly của tàu bay đó và hướng di chuyển; và
  • Nếu có thể, độ cao Mode C chưa được xác nhận của tàu bay đó.
- Thông tin được cung cấp nhằm hỗ trợ tổ lái tránh xung đột giữa các tàu bay. Tổ lái phải có trách nhiệm quan sát và bay tránh tàu bay khác.
- KSVKL không cần phải cung cấp thông tin để nhận dạng tàu bay liên quan đến dấu hiệu lạ quan sát được trên màn hình giám sát khi:
  • Có cơ sở rằng tàu bay lạ hoạt động trong và tuân thủ các phương thức đối với vùng trời sử dụng đặc biệt (nếu được thiết lập), hành lang bay VFR hoặc khu vực hàng không chung; hoặc
  • Tàu bay đã được nhận dạng đang hoạt động trong vùng trời có kiểm soát, và nếu có thể giả định rằng tàu bay lạ đang hoạt động dưới vùng trời liên quan đó.
- Tàu bay đến thực hiện phương thức tiếp cận nếu tàu bay trước nó đã thiết lập trên cạnh 5 để hạ cánh.
3.5.2 Phương thức báo động:
Căn cứ thông tin thu được từ các nguồn giám sát, KSVKL phải kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan về tình trạng khẩn khuy, khẩn cấp của tàu bay (SSR Code 7500 hoặc 7700) đồng thời áp dụng các biện pháp thích hợp để hỗ trợ tổ lái.

4 Giám sát tự động phụ thuộc - phát quảng bá (ADS-B)

Thông tin chi tiết của các trạm giám sát tự động phụ thuộc - phát quảng bá (ADS-B):
Vị trí
Tọa độ (WGS-84)
Tầm phủ
Mã nhận dạng
Ghi chú
DIEN BIEN212358N 1030025E250166
167
168
Dự phòng
MOC CHAU205002N 1044104E250159
160
161
162
Dự phòng
NOI BAI211247N 1055006E250163
164
165
Dự phòng
VAN DON210707N 1072510E250193
194
CAT BI204917N 1064323E250169
170
171
Dự phòng
THO XUAN195305N 1052934E250172
173
174
Dự phòng
VINH184350N 1054008E250175
176
177
Dự phòng
DONG HOI173042N 1063529E250178
179
180
Dự phòng
DA NANG160246N 1081210E250181
182
183
Dự phòng
CAM RANH120014N 1091253E250184
185
186
Dự phòng
CON SON084002N 1063446E250150
151
152
SONG TU TAY112542N 1141952E250153
154
155
Dự phòng
TRUONG SA LON083846N 1115509E250156
157
158
Dự phòng
Tầm phủ của hệ thống ra đa giám sát và giám sát tự động phụ thuộc - phát quảng bá (ADS-B)
PDF