AD 1 GIỚI THIỆU SÂN BAY/SÂN BAY TRỰC THĂNG

AD 1.1 SÂN BAY/SÂN BAY TRỰC THĂNG ĐÁP ỨNG

1 Giới thiệu

Phần này chứa đựng những thông tin về các sân bay dành cho các hoạt động bay quốc tế và quốc nội. Mục AD 1 miêu tả việc sử dụng sân bay và các thủ tục liên quan. Mục AD 2 chứa đựng các thông tin về số liệu và các đặc tính thông số kỹ thuật của sân bay phục vụ cho các hoạt động bay quốc tế và nội địa.

2 Quản lý hành chính sân bay

Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý hành chính các cảng Hàng không dân dụng của Việt Nam.

3 Điều kiện sử dụng

Tàu bay dân dụng không được phép hạ cánh xuống bất cứ sân bay nào không có trong AIP Việt Nam, ngoại trừ trường hợp thật sự khẩn nguy hoặc đã được cấp phép trước.

4 Những quy định về khai thác sân bay

Điều kiện tiêu chuẩn áp dụng đối với các tàu bay hạ cánh, đỗ tại các sân bay dành cho hàng không dân dụng.
4.1
Điều kiện để tàu bay có thể hạ cánh, đỗ tại các cảng hàng không, sân bay dành cho tàu bay dân dụng ở Việt Nam được quy định như sau:
  1. Giá cước áp dụng đối với tàu bay hạ cánh, đỗ được miêu tả cụ thể trong GEN 4;
  2. Nhà chức trách cảng hàng không có quyền tạm hoãn cất cánh đối với chuyến bay nào mà chưa trả đủ các khoản giá cước quy định;
  3. Nhà chức trách sân bay, nhân viên phục vụ cũng như đại diện chính quyền không chịu trách nhiệm đối với mọi tổn thất tài sản, hỏng hóc tàu bay và phụ tùng liên quan tàu bay, cũng như tài sản khác vận chuyển trên chuyến bay, cho dù hỏng hóc, mất mát này có thể xảy ra khi tàu bay đang hạ cánh hoặc cất cánh tại các cảng hàng không, thuộc quyền kiểm soát quản lý của nhà chức trách sân bay.
4.2 Việc hạ cánh phải thực hiện tại các sân bay khác không phải là sân bay quốc tế hay sân bay đã được ấn định trước
Nếu buộc phải hạ cánh xuống một sân bay nào khác mà không phải là sân bay quốc tế hay sân bay đã được ấn định trước, thì người chỉ huy tàu bay phải báo cáo hạ cánh càng sớm càng tốt cho cơ quan: Y tế, Hải quan, Xuất nhập cảnh và Cơ quan kiểm dịch bảo vệ thực vật tại sân bay quốc tế dự định hạ cánh ban đầu. Việc báo cáo này có thể thực hiện thông qua mạng liên lạc hiện có tại cảng hàng không, sân bay hoặc bằng điện tín. Người chỉ huy tàu bay phải chịu trách nhiệm để đảm bảo rằng:
  1. Nếu phép bay chưa được cấp cho tàu bay ở lần hạ cánh trước, thì cần tránh xôn xao bàn tán giữa các thành viên với nhau trong tổ bay và giữa hành khách với tổ lái;
  2. Hàng hoá, hành lý và bưu phẩm không được bốc dỡ ra khỏi tàu bay trừ trường hợp cần thiết để tránh mất mát hoặc thiệt hại;
  3. Mọi thực phẩm nào có nguồn gốc từ nước ngoài nhập vào hoặc nguyên liệu thực vật nào khác thì không được bốc dỡ vận chuyển khỏi tàu bay, ngoại trừ ở nơi thức ăn địa phương không được cung cấp. Tất cả các thực phẩm dư thừa gồm cả vỏ, nhân và hạt trái cây .v.v.. thì phải được thu dọn lại và đóng gói cẩn thận, sau đó bỏ vào thùng đựng thức ăn dư thừa. Mọi thức ăn, đồ uống dư thừa này sẽ không được bốc dỡ vận chuyển khỏi tàu bay, trừ khi đảm bảo đủ điều kiện hợp vệ sinh, trong trường hợp này chúng phải được đem tiêu huỷ bằng cách đốt cháy hoặc chôn sâu.

5 Người và xe cộ đi lại trên sân bay

5.1 Phân chia giới hạn khu vực
Bề mặt sân bay được chia ra làm 2 khu vực khác nhau:
  1. Khu vực công cộng là một phần của sân bay sử dụng cho các hoạt động công cộng; và
  2. Phần còn lại là khu vực quy định sử dụng hạn chế.
5.2 Quy định riêng cho người đi lại
Đi vào trong khu vực hạn chế chỉ được phép và phải tuân thủ mọi quy định do cơ quan quản lý sân bay ban hành. Các quầy để làm thủ tục Hải quan, Xuất nhập cảnh, Kiểm dịch y tế và những khu vực nhà ga được quy định để cho hành khách quá cảnh thông thường chỉ dành riêng cho các hành khách, các nhân viên phục vụ, nhân viên các Hãng Hàng không và cho những ai có trách nhiệm trong lúc đang thực thi nhiệm vụ. Việc đi lại trong khu vực hạn chế của sân bay phải tuân thủ các quy định của quy tắc không lưu và các quy định do cơ quan quản lý sân bay ban hành.
5.3 Quy định riêng cho xe cộ
Việc tham gia giao thông trong khu vực hạn chế, chỉ cho phép với các loại xe do người có thẩm quyền điều khiển trong tình huống đặc biệt. Lái xe của bất cứ loại phương tiện nào đi trong khu vực ranh giới của sân bay phải tuân thủ theo chỉ hướng luồng giao thông, các bảng hiệu giao thông, những chỉ dẫn giới hạn tốc độ và chấp hành những quy định chung của nhà chức trách sân bay thích hợp.
5.4 An ninh trật tự
Việc trông nom và bảo vệ tàu bay, xe cộ, thiết bị hoặc hàng hoá có sử dụng các phương tiện sân bay thì không thuộc trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam không chịu trách nhiệm về những mất mát và thiệt hại không do các cơ quan hoặc đại lý của họ gây ra.

6 Các tài liệu ICAO áp dụng

Các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO ghi trong Phụ ước 14 được áp dụng.

7 Thông báo các tin tức về đường cất hạ cánh (CHC) bị ngập nước

Nếu trên bề mặt của đường cất hạ cánh bị ngập nước trong khi tàu bay đang thực hiện tiếp cận để vào hạ cánh, thì tin tức về độ sâu ảnh hưởng và vị trí của khu vực bị ngập nước sẽ được cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, nhà chức trách sân bay thông báo trực tiếp cho cơ sở điều hành bay để chuyển thông báo cho tàu bay biết. Nếu thấy khuynh hướng nước ngập có thể diễn ra thời gian dài thì sẽ được thông báo rộng rãi bằng NOTAM.

8 Khai thác ILS CAT II tại các sân bay

8.1 
Nếu đường cất hạ cánh công bố có áp dụng khai thác ILS CAT II, thì có nghĩa rằng đường cất hạ cánh đó được đầu tư hệ thống trang bị, thiết bị và có các phương thức khai thác thích hợp đảm bảo sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu sử dụng.
8.2 
Các phương tiện và dịch vụ cung cấp ở những sân bay có khai thác ILS CAT II đáp ứng theo tiêu chuẩn tại Phụ ước 10, Phụ ước 14 và tài liệu Doc 9365 - ICAO“Tài liệu hướng dẫn khai thác trong mọi điều kiện thời tiết”. Những nội dung ban hành quy định tối thiểu phải có các phương tiện sau đây:
  • Hệ thống ILS – Có chứng chỉ liên quan đến loại tính năng khai thác;
  • Hệ thống đèn - Thích hợp cho cấp độ khai thác công bố;
  • Hệ thống RVR - Hoạt động tự động cho CAT II với đơn vị đo bằng mét (m).
8.3 
Các tiêu chuẩn cất và hạ cánh tối thiểu đối với sân bay có khai thác ILS CAT II được liệt kê trong mục tiêu chuẩn khai thác tối thiểu, AD 2 - Sân bay, phần III của AIP Việt Nam. Nhà khai thác không được phép thực hiện bay dưới tiêu chuẩn hạ cánh tối thiểu DH và RVR được công bố cho đường CHC sử dụng có cung cấp khai thác ILS CAT II.
8.4 
Để bảo vệ tín hiệu hệ thống ILS CAT II trong khi đang khai thác, yêu cầu đối với các tàu bay khởi hành trước khi lăn tới các vị trí chờ trên đường lăn phải đảm bảo giữ khoảng cách dừng chờ xa hơn các phương thức khai thác bình thường. Vì vậy, những vị trí chờ phải được đánh dấu sơn kẻ và có đèn báo hiệu chỉ dẫn phù hợp với tiêu chuẩn và quy định trong Phụ ước 14, Quyển 1 của ICAO, về một hoặc hai phía của đường lăn, hoặc còn có thể được chỉ báo bằng giàn đèn màu đỏ chỉ vị trí dừng. Sau khi hạ cánh, tàu bay vào đến đường lăn, tổ lái sẽ nhìn thấy đèn tâm đường lăn chuyển từ màu xanh sang màu vàng và khi tiếp tục lăn tổ lái sẽ nhìn thấy tất cả màu đèn chuyển sang màu xanh, lúc đó có thể xác định được tàu bay đã thoát ra khỏi vùng nhạy cảm của hệ thống ILS. Tổ lái không được dừng tàu bay, chờ trong khu vực nhạy cảm của hệ thống ILS và phải báo cáo “Đã ra khỏi đường cất hạ cánh” sau tàu bay đã hoàn toàn lăn ra khỏi vùng nhạy cảm của hệ thống ILS.
8.5 
Trong khi khai thác ILS CAT II, tổ lái sẽ được cơ sở điều hành bay thích hợp thông báo bất cứ sự thay đổi về điều kiện thời tiết và tình trạng ngừng hoạt động của các phương tiện đã được công bố, để họ có thể điều chỉnh tiêu chuẩn khai thác tối thiểu của mình phù hợp với Tài liệu hướng dẫn khai thác bay nếu cần thiết.
8.6 
Tổ lái có ý định thực hiện tiếp cận bằng ILS CAT II sẽ phải nêu yêu cầu "Làm tiếp cận CAT II" khi có liên lạc đầu tiên với cơ sở kiểm soát tiếp cận hoặc kiểm soát tại sân. Lưu ý rằng khi thực hiện tiếp cận theo ILS CAT II sẽ không bảo đảm rằng các phương thức đã được bảo vệ đầy đủ tuyệt đối, nên tổ lái phải lường trước khả năng có thể xảy ra can nhiễu tín hiệu sóng ILS.
8.7 
Cấp phép khai thác ILS CAT II:
  • Nhà khai thác muốn áp dụng khai thác ILS CAT II tại sân bay quốc tế của Việt Nam phải gửi đơn tới Cục Hàng không Việt Nam xin cấp phép hoặc xin công nhận giấy phép khai thác ILS CAT II trước khi thực hiện các hoạt động này. Thời gian nộp đơn là tối thiểu ba mươi (30) ngày trước ngày dự định xin khai thác. Cục hàng không Việt Nam sẽ xem xét, làm thủ tục cấp phép cho hoạt động khai thác ILS CAT II và thông báo cho các cơ quan đơn vị thuộc Cục liên quan đến hoạt động này.
  • Đơn xin phép gửi đến Cục Hàng không Việt Nam cần bao gồm tên nhà khai thác, kiểu loại và đăng ký tàu bay, bản sao tài liệu chứng chỉ kiểu loại và giấy phép khai thác ILS CAT II của tổ lái do Nhà chức trách có liên quan của quốc gia Nhà khai thác cấp.

9 Áp dụng hệ thống dẫn đỗ tàu bay (VDGS) cho người lái

9.1 Áp dụng
Hệ thống dẫn đỗ tàu bay (VDGS) cho người lái được áp dụng tại 05 Cảng HKQT: Cam Ranh, Đà Nẵng, Nội Bài,Tân Sơn Nhất và Vân Đồn.
9.2 Mô tả hệ thống
VDGS hướng dẫn người lái di chuyển tàu bay tiến nhập vào cửa cầu hành khách đúng trục tâm và vị trí dừng đỗ trong mọi điều kiện khai thác.
Một bộ hệ thống dẫn đỗ sẽ bao gồm các thành phần là: màn hình hiển thị (gồm các đèn LED), thiết bị quét tia laser, bộ điều khiển kiểm soát hệ thống và nguồn điện; được lắp đặt tại các cửa cố định của nhà ga.
Mỗi bộ dẫn đỗ được lắp đặt cách mặt đất từ 4 đến 8m và cung cấp nhiều chức năng khác nhau: ví dụ hướng dẫn người lái một cách rõ ràng, nhận diện và hướng tàu bay chính xác, cũng như truy cập dễ dàng, nhanh chóng.
9.3 Quy định an toàn
Hệ thống dẫn đỗ có chương trình phát hiện lỗi để thông tin cho người lái tàu bay các mối nguy hiểm xảy ra trong suốt quá trình cập bến dừng đỗ.
CẢNH BÁO: Nếu người lái không chắc chắn về thông tin được hiển thị trên màn hình hệ thống, họ phải ngay lập tức dừng tàu bay và thu thập thêm thông tin chỉ dẫn khác.
CẢNH BÁO: Người lái không được tiến nhập vào khu vực dừng đỗ nếu hệ thống dẫn đỗ không xuất hiện các mũi tên chạy dọc. Người lái không được tiến vượt quá cầu hành khách nếu các mũi tên này không được thay thế bằng cột thang cự ly dừng còn lại.
CẢNH BÁO: Người lái không được tiến nhập vào khu vực dừng đỗ nếu loại tàu bay được hiển thị trên màn hình không tương ứng với loại tàu bay đang tiến nhập. Tính chính xác của các thông tin khác như “DOOR 2” cũng sẽ được kiểm tra.
Cụm từ “STOP SBU” hiển thị trên màn hình nghĩa là hệ thống bị gián đoạn và sẽ phải dẫn đỗ bằng phương pháp thủ công.
9.4 Các phương thức dẫn đỗ

1
Khởi động dẫn đỗ
Hệ thống được khởi động bằng cách ấn một trong các nút chọn loại tàu bay trên bảng điều khiển. Khi nút được ấn, từ “WAIT” sẽ được hiển thị trên màn hình.

2
Chế độ bắt
Các mũi tên di động chỉ hệ thống đã được kích hoạt và ở chế độ bắt, dò tìm tàu bay đang tiến nhập.
Hệ thống sẽ kiểm tra đúng loại tàu bay đã được hiển thị trên màn hình. Theo đó, đường dẫn sẽ được hiển thị.
Chú ý: Người lái không được tiến vượt quá cầu hành khách nếu các mũi tên không được thay thế bằng cột thang cự ly dừng còn lại.

3
Dẫn đường
Khi tia quét laser phát hiện được tàu bay, mũi tên di động sẽ được thay thế bằng bộ đèn chỉ đường trục tâm màu vàng. Một mũi tên nhấp nháy màu đỏ chỉ hướng rẽ. Mũi tên phương đứng màu vàng chỉ vị trí tương quan so với đường tim vị trí đỗ.
Bộ dàn đèn chỉ dẫn này đưa ra vị trí và chỉ dẫn phương vị chính xác cho tàu bay.

4
Cự ly dừng còn lại
Khi tàu bay ở khoảng cách dưới 12 mét so vị trí dừng đỗ, cự ly dừng còn lại được hiển thị bằng cách tắt một hàng đèn trên ký hiệu đường trục tâm với khoảng cách nửa mét một (0,5m) trong suốt quá trình khi tàu bay tiến vào vị trí dừng đỗ.
Hình ảnh minh họa cho thấy tàu bay đang cách điểm dừng đỗ là 10m, hơi lệch về phía trái so với đường tim vị trí đỗ. Mũi tên màu đỏ chỉ hướng lái.

5
Chỉ dẫn khi tàu bay thẳng trên đường tim vị trí đỗ
Tàu bay đang ở cách vị trí dừng đỗ là 8m.
Khi tàu bay trên đường tim vị trí đỗ thì không có mũi tên chỉ hướng nào trên màn hình hiển thị.

6
Chỉ dẫn giảm tốc độ
Nếu tàu bay tiến nhập vào nhanh hơn tốc độ cho phép, hệ thống sẽ hiển thị “SLOW DOWN” để cảnh báo cho người lái.

7
Chỉ dẫn phương vị
Tàu bay đang ở vị trí cách 4m so với vị trí dừng đỗ. Mũi tên màu vàng chỉ tàu bay đang ở phía bên phải của đường tim vị trí đỗ và mũi tên nhấp nháy màu đỏ chỉ hướng cần rẽ.

8
Chỉ dẫn đến đúng vị trí đỗ
Khi tàu bay đến đúng vị trí đỗ, màn hình sẽ hiển thị “STOP” cùng với đèn màu đỏ bật sáng.

9
Chỉ dẫn hoàn thành cập cầu
Khi tàu bay đã đỗ, màn hình sẽ hiển thị “OK”.

10
Chỉ dẫn khi vượt quá vị trí dừng đỗ
Nếu tàu bay tiến nhập vượt quá vị trí dừng đỗ, cụm từ “TOO FAR” sẽ được hiển thị trên màn hình.

11
Chỉ dẫn khi dừng trước vị trí dừng đỗ
Nếu tàu bay dừng đỗ trước vị trí đỗ dự kiến, cụm từ “STOP OK” sẽ được hiển thị trên màn hình sau khoảng thời gian được cấu hình trước.

12
Chỉ dẫn chờ
Trước khoảng cách 12m tới vị trí dừng đỗ “STOP”, nếu có các vật thể chặn tầm nhìn về hướng tàu bay đang vào vị trí dừng đỗ hoặc hệ thống mất nhận dạng tàu bay trong quá trình tiến đến vị trí dừng đỗ, màn hình sẽ hiển thị từ “WAIT”. Hệ thống sẽ tiếp tục dẫn tàu bay tới vị trí dừng đỗ khi vật cản tầm nhìn được di rời hoặc hệ thống nhận dạng lại được tàu bay.
Chú ý: Người lái không được tiến vượt quá cầu hành khách nếu các mũi tên không được thay thế bằng cột thang cự ly dừng còn lại.

13
Trong điều kiện thời tiết xấu
Trong điều kiện thời tiết có sương mù, mưa, tầm nhìn của hệ thống dẫn đỗ có thể bị giảm.
Khi hệ thống được kích hoạt và trong chế độ bắt, màn hình hiển thị sẽ tắt các mũi tên nhấp nháy và hiển thị từ “SLOW” và loại tàu bay.
Ngay khi hệ thống xác định được tàu bay tiến nhập, màn hình sẽ hiển thị cột thang cự ly dừng còn lại phương đứng.
Chú ý: Người lái không được tiến vượt quá cầu hành khách nếu cột thang cự ly dừng còn lại không được hiển thị.

14
Chỉ dẫn lỗi xác định loại tàu bay
Khi tiến nhập vào vị trí đỗ, hình dạng tàu bay sẽ được kiểm tra. Nếu vì bất cứ lý do gì, việc xác định tàu bay không thực hiện được ở khoảng cách 12 mét trước vị trí đỗ, đầu tiên màn hình sẽ hiển thị từ “WAIT” và sau đó thực hiện xác định tàu bay lần thứ 2. Nếu vẫn không xác định được tàu bay, màn hình sẽ hiển thị cụm từ “STOP” và “ID FAIL”, các chữ sẽ luân phiên xuất hiện trên 2 hàng trên của màn hình hiển thị.
Chú ý: Người lái không được điều khiển tàu bay vượt quá cầu hành khách khi không có người hướng dẫn, nếu thông báo "WAIT" không được thay thế bằng cột thang chỉ cự ly dừng còn lại.

15
Chỉ dẫn cầu hành khách bị khóa
Nếu một vật thể đang chặn tầm nhìn từ hệ thống dẫn đỗ đến vị trí dừng đỗ tàu bay dự kiến, việc dẫn đỗ sẽ dừng lại bằng thông báo “WAIT” và “GATE BLOCK” trên màn hình hiển thị.
Việc dẫn đỗ sẽ được tiếp tục ngay khi vật thể che khuất tầm nhìn được rời đi.
Chú ý: Người lái không được điều khiển tàu bay vượt quá cầu hành khách khi không có người hướng dẫn, nếu thông báo "WAIT" không được thay thế bằng cột thang chỉ cự ly dừng còn lại.

16
Chỉ dẫn tầm nhìn bị chặn
Nếu tầm nhìn về hướng tàu bay tiếp cận bị cản trở, ví dụ cửa sổ ống quét laser bị phủ bụi bẩn, hệ thống dẫn đỗ sẽ thông báo tầm nhìn bị chặn.
Khi hệ thống có thể bắt được tàu bay, màn hình của hệ thống sẽ hiển thị cự ly dừng còn lại.
Chú ý: Người lái không được điều khiển tàu bay vượt quá cầu hành khách khi không có người hướng dẫn, nếu thông báo "WAIT" không được thay thế bằng cột thang chỉ cự ly dừng còn lại.

17
Chỉ dẫn dừng – SBU
Nếu có bất cứ lỗi nào không thể khắc phục được xảy ra trong quá trình tàu bay đang thực hiện tiến nhập vị trí dừng đỗ, hệ thống dẫn đỗ sẽ được khởi động chế độ trong điều kiện “SBU” (dự phòng an toàn).
Màn hình sẽ hiển thị cụm từ “STOP SBU”
Nhân viên đánh tín hiệu sẽ hướng dẫn tàu bay tiến nhập vào vị trí dừng đỗ.

18
Chỉ dẫn quá nhanh
Nếu tàu bay tiến vào với tốc độ lớn hơn tốc độ hệ thống dẫn đỗ có thể xử lý, màn hình sẽ hiển thị thông báo “STOP TOO FAST”.
Hệ thống dẫn đỗ sẽ phải được khởi động lại hoặc áp dụng quy trình dẫn đỗ theo phương pháp thủ công.

19
Chỉ dẫn dừng khẩn cấp
Khi người điều khiển ấn nút dừng khẩn cấp, từ “STOP” sẽ được hiển thị trên màn hình.

20
Chỉ dẫn chèn bánh
Chữ “CHOCK ON” sẽ được hiển thị trên màn hình khi nhân viên mặt đất đã đặt vật chèn đằng trước bánh mũi và ấn nút “CHOCK ON” trên bảng điều khiển.

21
Chỉ dẫn lỗi hệ thống
Nếu hệ thống có lỗi, thông báo “ERROR” sẽ hiển thị trên màn hình kèm theo một mã báo lỗi. Mã báo lỗi được sử dụng cho mục đích bảo trì và được nêu ở tài liệu khác.

22
Chỉ dẫn hỏng hệ thống
Trong trường hợp hỏng hệ thống nghiêm trọng, màn hình sẽ hiển thị màu đen, trừ đèn chỉ dừng bật sang màu đỏ. Khi hệ thống hỏng, nhân viên đánh tín hiệu sẽ chịu trách nhiệm dẫn đỗ tàu bay.

23
Chỉ dẫn mất nguồn cung cấp điện
Trong trường hợp mất nguồn cung cấp điện, màn hình sẽ hiển thị hoàn toàn màu đen. Nhân viên đánh tín hiệu sẽ chịu trách nhiệm dẫn đỗ tàu bay.

10 Hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh tại các Cảng HKQT Đà Nẵng, Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

10.1 Hệ số ma sát mặt đường CHC và đường CHC có hệ số ma sát cần bảo dưỡng
Thiết bị kiểm tra
Lốp kiểm tra
Độ sâu lớp nước kiểm tra (mm)
Hệ số ma sát thiết kế cho đường CHC mới hoặc sửa chữa
Hệ số ma sát cần bảo dưỡng
Hệ số ma sát tối thiểu
Dạng
Áp suất (kPa)
Tốc độ (km/h)
Thiết bị kiểm tra độ ma sát bề mặt sân bay (ASFT)
B210651.00.820.600.50
10.2 Đối tượng, phương pháp và tần suất đo hệ số ma sát bề mặt đường CHC
Đối tượng: Đường CHC mới xây dựng hoặc cải tạo
Phương pháp: Đo bằng Thiết bị kiểm tra độ ma sát bề mặt sân bay (ASFT) dọc theo chiều dài đường CHC sử dụng về mỗi bên là 3 - 6 - 9 M tính từ trục tim đường CHC. Tốc độ trung bình là 65 KM/h.
Tần suất:
- Định kỳ:
  • Đường CHC mặt đường bê tông xi măng: 01 lần/01 năm
  • Đường CHC mặt đường bê tông nhựa: 01 lần/03 năm
- Trong các trường hợp bất thường.
10.3 Chế độ thông báo
NOTAM sẽ được phát hành để thông báo trong trường hợp:
  • Đường CHC bị đọng nước từ 3 mm trở lên; hoặc
  • Đường CHC có nguy cơ bị trơn trượt khi hệ số ma sát từ 0,5 trở xuống với thiết bị có tốc độ là 65KM/h.

11 Lựa chọn hướng đường CHC sử dụng theo giá trị thành phần gió xuôi

11.1 Nguyên tắc áp dụng
  • Trách nhiệm quyết định thay đổi hướng đường CHC sử dụng thuộc về KSVKL.
  • Việc thay đổi hướng đường CHC sử dụng phải đảm bảo tổ lái đủ thời gian để cập nhật số liệu và lên kế hoạch thực hiện.
11.2 Áp dụng giá trị thành phần gió xuôi trong việc lựa chọn hướng đường CHC sử dụng
Ghi chú: Vận tốc gió xuôi được ký hiệu là Vgx
11.2.1 
Trường hợp Vgx < 05 KT (2 M/S): Không thay đổi hướng đường CHC sử dụng.
11.2.2 
Trường hợp 05 KT (2 M/S) <= Vgx <= 10 KT (5 M/S)
  • Căn cứ vào tình hình hoạt động bay thực tế, KSVKL sẽ xem xét việc có thay đổi hướng đường CHC sử dụng hay không.
  • Trường hợp thay đổi hướng đường CHC sử dụng, KSVKL sẽ thông báo Vgx và hướng đường CHC dự kiến sử dụng cho tổ lái.
11.2.3 
Trường hợp 10 KT (5 M/S) < Vgx <= 15 KT (7 M/S)
a. KSVKL quyết định thay đổi hướng đường CHC sử dụng và thông báo về việc đổi hướng đường CHC sử dụng cho các tàu bay liên quan trong khu vực trách nhiệm.
Thuật ngữ sử dụng như sau:
"ATTENTION ALL AIRCRAFT OPERATING IN (position), TAILWIND (number Vgx in KT ), CHANGE RUNWAY IN USE (new runway) FROM (time)" .
b. Nếu tổ lái đề nghị tiếp tục sử dụng hướng đường CHC hiện tại:
  • KSVKL xác nhận với tổ lái về giới hạn thành phần gió xuôi đã được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.
    Thuật ngữ sử dụng như sau: " (CALLSIGN), CONFIRM TAILWIND LIMITATION APPROVAL".
  • Nếu tổ lái xác nhận giới hạn gió xuôi nhỏ hơn Vgx hiện tại, KSVKL cung cấp Vgx hiện tại và không chấp thuận đề nghị của tổ lái.
  • Nếu tổ lái xác nhận giới hạn gió xuôi lớn hơn Vgx hiện tại, KSVKL chỉ chấp thuận yêu cầu của tổ lái khi thứ tự cất cánh, hạ cánh của tàu bay là số 1 hoặc khi điều kiện không lưu hiện tại cho phép. Khi không đủ điều kiện trên, KSVKL yêu cầu tàu bay chờ, ổn định và điều hòa luồng không lưu, sau đó xem xét chấp thuận đề nghị của tổ lái.
  • Tổ lái chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin liên quan đến giới hạn thành phần gió xuôi chấp thuận cho tàu bay.
11.2.4 
Trường hợp Vgx > 15kt
KSVKL quyết định thay đổi hướng đường CHC sử dụng và không chấp thuận đề nghị của tổ lái về việc khai thác hướng đường CHC khác với hướng đường CHC đã chỉ định.