ENR 1.9  QUẢN LÝ LUỒNG KHÔNG LƯU VÀ QUẢN LÝ VÙNG TRỜI

1  CẤU TRÚC QUẢN LÝ LUỒNG KHÔNG LƯU, PHẠM VI CUNG CẤP DỊCH VỤ, DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP, VỊ TRÍ CỦA (CÁC) CƠ QUAN VÀ GIỜ HOẠT ĐỘNG

1.1  Phạm vi cung cấp dịch vụ

Các quốc gia thuộc ICAO khu vực Châu Á/Thái Bình Dương trong phạm vi vùng trời vịnh Bengal, Nam Á và Pakistan đã áp dụng dịch vụ quản lý luồng không lưu (ATFM) tự động dưới sự bảo trợ của Nhóm Chuyên trách Hiệp đồng ATFM không lưu Vịnh Bengal của ICAO.

1.2  Dịch vụ được cung cấp
1.2.1 

Dịch vụ ATFM được cung cấp từ đơn vị Quản lý luồng không lưu Bangkok (ATFMU) đặt tại ACC Bangkok thuộc Aeronautical Radio of Thailand LTD (AEROTHAI). Phạm vi của dịch vụ ATFM sẽ giới hạn là để tính toán, công bố và quản lý, chỉ định thời gian cho việc lăn bánh khởi hành của tàu bay (AWUT) và mực bay trong FIR Kabul, đường bay ATS và thời gian cố định bay vào FIR Kabul của từng chuyến bay bị ảnh hưởng.

1.2.2 

Cơ sở kiểm soát không lưu của Việt Nam vẫn duy trì trách nhiệm trong việc quản lý chiến thuật đối với những chuyến bay là đối tượng của công tác quản lý luồng không lưu (ATFM). Ngoài ra, Việt Nam ATC sẽ quản lý các chuyến bay không tuân thủ đối với khai thác ATFM bằng cách trì hoãn cấp huấn lệnh nổ máy và đẩy lăn tàu bay ra vị trí khởi hành, đường bay không tối ưu và/hoặc mực bay chờ trên đường bay và/hoặc bay lệch tránh vùng thông báo bay (FIR) Kabul.

1.2.3 

ATFMU sử dụng trang WEB điện tử được tự động hóa dựa trên cơ sở hệ thống hợp tác quản lý luồng không lưu thuộc vùng Vịnh Bengal (BOBCAT), hệ thống này đáp ứng hoàn toàn trách nhiệm của các bên trong công tác quản lý luồng không lưu. Trách nhiệm này sẽ được quản lý thông qua sự hiệp đồng với các Nhà khai thác tàu bay và các cơ sở kiểm soát không lưu của Việt Nam trong vùng thông báo bay Hà Nội và Hồ Chí Minh liên quan.

1.2.4 

Mục tiêu của dịch vụ ATFM này là:

  1. Giảm thiểu sự chậm trễ trên mặt đất và đường bay;

  2. Tăng khả năng tối đa và tối ưu hóa luồng không lưu trong phạm vi khu vực;

  3. Cung cấp việc lựa chọn đường bay và mực bay thích hợp;

  4. Giảm thiểu việc phải điều chỉnh lại đường bay trong khi bay và hạ cánh kỹ thuật ngoài ý muốn (ngoài kế hoạch); và

  5. Trợ giúp các Nhà cung cấp dịch vụ không vận (ANPS) vùng trong việc lập kế hoạch và quản lý khối lượng công việc trong tương lai trên cơ sở dự báo tăng trưởng luồng không lưu trong khu vực.

1.3  Vị trí của cơ sở

Có thể liên lạc với ATFMU theo:

Post:

Băng Cốc ATFMU

Telephone:   +66 2 2878024; +66 2 2878025;
+66 2 22878026

Fax:   +66 2 2878027; +66 2 2878026

AFS:   VTBBZDZX

Email:   atfmu@bobcat.aero

URL:   https://www.bobcat.aero

1.4  Giờ hoạt động

ATFMU hoạt động 24/24 giờ và chịu trách nhiệm với những chuyến bay về hướng Tây tiến nhập vào FIR Kabul tại thời gian, mực bay và đường bay ATS được chỉ định phù hợp với mục 1.5.1 dưới đây.

1.5  Lưu ý
1.5.1  Các đường bay ATS, mực bay và các giờ sử dụng bị ảnh hưởng do sử dụng ATFM
1.5.1.1 

Từ 2000 đến 2359 (giờ quốc tế) hàng ngày, tất cả các chuyến bay về phía Tây dự định tiến nhập vào vùng thông báo bay Kabul trên các đường bay:

  1. A466, L750, N644 từ FL 280 đến và bao gồm FL 390; và

  2. G792/V390 từ FL 310 đến và bao gồm FL 390; và

  3. B466 giữa điểm SERKA và PAROD từ FL 310 đến và bao gồm FL 390 sẽ phải tuân theo phương thức ATFM. Phương thức này bao gồm yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các chuyến bay cần có được phân bổ lạch bay ATFM cụ thể từ ATFMU Băng Cốc.

1.5.1.2 

Những chuyến bay có kế hoạch bay vào FIR Kabul mà chưa được cấp ấn định thời gian lăn bánh và phân bổ lạch bay (gồm cả mực bay, đường bay ATS và thời gian cố định bay vào) sẽ chỉ được dàn xếp sau khi những chuyến bay đó đã có phân bổ lạch bay trước được giải quyết xong. Những chuyến bay đó sẽ phải chờ do trì hoãn cấp huấn lệnh nổ máy và đẩy lăn tàu bay ra vị trí khởi hành, không cung cấp đường bay tối ưu và/hoặc mực bay, chờ trên đường bay và/hoặc bay lệch tránh vùng thông báo bay Kabul.

1.5.1.3 

Nhằm đảm bảo những lạch bay có sẵn cho các chuyến bay về phía Tây từ những sân bay được chỉ định ở Bắc Ấn Độ và Pakistan, FL 280 sẽ được ưu tiên cho các chuyến bay khởi hành từ những sân bay này khi ấn định lạch bay. Điều này không cản trở những chuyến bay này xin mực bay cao hơn khi yêu cầu về lạch bay ban đầu.

1.5.2  Chuyến bay được miễn trừ ATFM từ BOBCAT
1.5.2.1 

Những chuyến bay sau đây không phải thực hiện phương thức ATFM:

  1. Những chuyến bay nhân đạo hoặc y tế;

  2. Tàu bay công vụ chở nguyên thủ quốc gia.

1.5.2.2 

Những chuyến bay không phải thực hiện phương thức ATFM cần chỉ ra việc miễn trừ đó trong kế hoạch bay của họ (Mục 18 – STS-BOB ATFM EXMP).

1.5.2.3 

Các Phòng thủ tục bay của Việt Nam sẽ chuyển thông tin về kế hoạch bay cho ATFMU qua địa chỉ AFTN VTBBZDZX.

1.5.3  AWUT bắt buộc và phân bố lạch bay tại FIR KABUL
1.5.3.1 

Chuyến bay liên quan sẽ nhận được chỉ định thời gian lăn bánh bắt buộc, thời gian tiến nhập vào FIR Kabul, mực bay và đường bay ATS từ hệ thống BOBCAT (Hệ thống hiệp đồng quản lý luồng không lưu vùng vịnh Bengal). Thời gian ấn định lăn bánh và phân bổ lạch bay tại FIR Kabul cho phép ANSPs kiểm soát về mặt chiến thuật những chuyến bay bay qua FIR Kabul về hướng Tây tại thời điểm ấn định thông qua việc xác định yêu cầu về khoảng cách tối thiểu tại điểm ra vào cố định đã thiết lập trong vùng phụ cận ranh giới phía Đông FIR Kabul.

1.5.3.2 

Việc áp dụng, tính toán, phân bổ, chỉ định thời gian cho lăn bánh khởi hành của tàu bay (AWUT) và phân bổ lạch bay cố định bay vào FIR Kabul sẽ được quản lý theo đường truy cập mạng Internet vào hệ thống BOBCAT phù hợp với phương thức hoạt động ATFM nêu trong mục 1.5.4.

1.5.4  Phương thức hoạt động BOBCAT
1.5.4.1 

Tất cả các chuyến bay bị ảnh hưởng phải gửi đăng ký xin phân bổ lạch bay tới hệ thống BOBCAT bằng cách đăng nhập vào địa chỉ https://www.bobcat.aero từ 0001 đến 1200 (giờ quốc tế) vào ngày hoạt động của chuyến bay và điền vào mẫu điện tử được cung cấp.

1.5.4.2 

Các nhà khai thác liên quan không có tên người sử dụng/ mật khẩu để đăng nhập vào mạng của hệ thống BOBCAT thì phải điền vào mẫu đơn đã được cung cấp và fax cho ATFMU càng sớm càng tốt.

1.5.4.3 Quy trình phân bố lạch bay
1.5.4.3.1 Quy trình phân bố lạch bay được chia làm 3 giai đoạn, cụ thể là đệ trình yêu cầu phân bổ lạch bay, ấn định lạch bay ban đầu và cuối cùng là phân bổ lạch bay cho nhà khai thác tàu bay và ANSPs.

Đệ trình yêu cầu lạch bay

1.5.4.3.2 Cần đăng ký yêu cầu lạch bay bao gồm đường bay ATS được ưu tiên, mực bay và sự chậm trễ tối đa có thể chấp nhận được (MAD), việc đăng nhập nên được thực hiện từ 0001 đến 1200 (giờ quốc tế) trong ngày hoạt động của chuyến bay. Những yêu cầu về lạch bay này sau đó có thể sửa đổi trước 1200 (giờ quốc tế) là thời hạn cuối cùng. Khuyến khích Nhà khai thác tàu bay nêu thêm sự lựa chọn lạch bay bổ sung, đề phòng trong trường hợp việc lựa chọn lạch bay trước tiên không sẵn dụng. Yêu cầu bổ sung này bao gồm các thông số khác nhau về đường bay ATS, mực bay và MAD.
1.5.4.3.3 Yêu cầu phân bổ lạch bay sẽ là các thông số liên quan mà chuyến bay có khả năng đáp ứng. Ví dụ, chuyến bay yêu cầu lạch bay với FL 390 phải đảm bảo khả năng bay qua FIR Kabul tại mực bay FL 390. Những chuyến bay sau đó không thể đáp ứng thông số phân bổ lạch bay này (mực bay, đường bay ATS hoặc thời gian cố định bay vào) nên xác định về khả năng phải bay trên các đường bay và/hoặc mực bay không như mong muốn, bay chờ và/ hoặc đổi hướng vòng tránh FIR Kabul.
1.5.4.3.4 Do BOBCAT sẽ ấn định mực bay FL 280 trên cơ sở ưu tiên để tạo điều kiện dễ dàng cho các chuyến bay cất cánh từ Bắc Ấn Độ và Pakistan bay dưới các chuyến bay quá cảnh, nên khuyến khích các chuyến bay khởi hành từ những sân bay này hủy đưa FL 280 vào yêu cầu như một lạch bay được ưa chuộng.
1.5.4.3.5 Những chuyến bay không được chỉ định lạch bay nào sau lần phân bổ lạch bay ban đầu, hoặc không thỏa mãn với lạch bay được phân bổ hoặc không đệ trình yêu cầu phân bổ lạch bay sẽ phải lựa chọn lạch bay trong danh sách lạch bay còn sẵn có chưa được chỉ định ngay sau khi việc phân bố lạch bay được hoàn thành.

Ấn định và phân bổ Lạch bay

1.5.4.3.6 Việc phân bổ lạch bay sẽ được bắt đầu vào thời hạn cuối cùng 1200 (giờ quốc tế). BOBCAT sẽ xử lý và phân bố lạch bay dựa trên thông tin về yêu cầu lạch bay đã được trình. Thông báo phân bổ lạch bay sẽ được thực hiện không muộn hơn 1230 (giờ quốc tế) thông qua địa chỉ trang web ATFMU. Sự lựa chọn phương án dự phòng để thông báo về phân bổ lạch bay (ví dụ: E-mail, Fax, Telephone) nên được hiệp đồng với ATFMU.
1.5.4.3.7 Sau khi ấn định lạch bay được công bố tại địa chỉ https://www.bobcat.aero, nhà khai thác tàu bay có thể:
  1. Sử dụng kết quả phân bổ lạch bay này cho các mục đích lập kế hoạch bay không lưu;

  2. Hủy bỏ lạch bay được chỉ định; và/hoặc

  3. Thay đổi lạch bay được chỉ định này sang lạch bay sẵn dụng khác trong danh sách được công bố của lạch bay chưa được phân bổ.

1.5.4.3.8 Phòng thủ tục bay Nội Bài, Đài kiểm soát tại sân Nội Bài, Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội, Phòng thủ tục bay Tân Sơn Nhất, Đài kiểm soát tại sân Tân Sơn Nhất, Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh cũng có thể xem kết quả phân bổ lạch bay tại https://www.bobcat.aero.
1.5.4.4 Đệ trình kế hoạch bay ATS
1.5.4.4.1 Khi các Nhà khai thác tàu bay đã nhận được phân bổ lạch bay, họ sẽ đệ trình kế hoạch bay ATS sử dụng thời gian, đường bay ATS và các thông số mực bay trong các thông số lạch bay mà BOBCAT đã phân bổ.
1.5.4.4.2 Ngoài việc thêm vào địa chỉ của người nhận điện văn ATFN thường lệ, nhà khai thác cũng nên gửi kế hoạch bay và điện văn ATS có liên quan (ví dụ: DLA, CNL, CHG) đến ATFMU theo địa chỉ AFTN VTBBZDZX cho tất cả các chuyến bay đã có yêu cầu xin phân bổ lạch bay.
1.5.5  Trách nhiệm của nhà khai thác tàu bay/người chỉ huy tàu bay và ANSP
1.5.5.1 Nhà khai thác tàu bay, người chỉ huy tàu bay
1.5.5.1.1 Để thực hiện phù hợp với các điều khoản quy định trong PANS-ATM của ICAO, trách nhiệm của người chỉ huy tàu bay và nhà khai thác tàu bay là phải đảm bảo rằng tàu bay sẵn sàng lăn bánh đúng giờ để đáp ứng mọi thời gian cất cánh theo yêu cầu. Các nhà khai thác tàu bay phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay của họ về thời gian chỉ định cho việc lăn bánh khởi hành của tàu bay (AWUT), thời gian cố định bay vào FIR Kabul và các thông số chuyến bay (đường bay/mực bay) được BOBCAT chỉ định phân bổ.
1.5.5.1.2 Người chỉ huy tàu bay, hiệp đồng với các cơ sở không lưu, để thu xếp cho việc cất cánh càng sát với thời gian được chỉ định cho việc lăn bánh khởi hành của tàu bay (AWUT) càng tốt nhằm đáp ứng thời gian bố trí lạch bay tại FIR Kabul.
1.5.5.2 Các Nhà cung cấp dịch vụ không lưu
1.5.5.2.1 Để thực hiện phù hợp với các điều khoản quy định trong PANS-ATM của ICAO, mỗi chuyến bay đã được phân bổ lạch bay ATFM cần được ưu tiên cất cánh để đảm bảo cho việc đáp ứng với chỉ định thời gian lăn bánh khởi hành của tàu bay (AWUT).
1.5.5.2.2 AWUT sẽ là một phần của huấn lệnh ATC ban đầu. Hiệp đồng với người chỉ huy tàu bay, Phòng thủ tục bay Nội Bài, Kiểm soát tại sân Nội Bài, Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội, Phòng thủ tục bay Tân Sơn Nhất, Kiểm soát tại sân Tân Sơn Nhất, Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh chính là cách giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các chuyến bay thực hiện đáp ứng AWUT và thời gian cố định bay vào FIR Kabul đã được phân bổ.
1.5.6  Hiệp đồng giữa nhà khai thác/người chỉ huy tàu bay, ANSPS và ATFMU BĂNG CỐC
1.5.6.1 

Người chỉ huy tàu bay sẽ đưa AWUT vào yêu cầu huấn lệnh không lưu ban đầu.

1.5.6.2 

Người chỉ huy tàu bay sẽ điều chỉnh khi bay bằng để phù hợp với các thông số lạch bay khi bay vào điểm cố định FIR Kabul, yêu cầu huấn lệnh ATC thích hợp bao gồm cả sự thay đổi tốc độ phù hợp với các yêu cầu được công bố trong AIP.

1.5.6.3 

Trước khi khởi hành, trong trường hợp khi biết chắc rằng tàu bay không thể đáp ứng được thời gian theo lạch bay vào FIR Kabul, thì cần phải yêu cầu bố trí phân bổ một lạch bay mới càng nhanh càng tốt, thông qua phương tiện nhanh nhất có thể (ví dụ: thông qua sự hiệp đồng giữa nhân viên điều độ bay, người chỉ huy tàu bay, ARO Nội Bài, ARO Tân Sơn Nhất và ATFMU Băng cốc). Đồng thời cần thông báo sớm thời gian bay vào FIR Kabul của chuyến bay liên quan đã bị lỡ, để cho phép lạch bay bị nhỡ này có thể dùng để chỉ định phân bổ một cách có hiệu quả cho những chuyến bay khác.

1.5.6.4 

Trước khi khởi hành, trong trường hợp mà tàu bay không thể đảm bảo thời gian bay vào FIR Kabul theo lạch bay đã ấn định, khi có yêu cầu từ người chỉ huy tàu bay sau khi tàu bay đã rời vị trí đỗ, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu của Việt Nam phải trợ giúp người chỉ huy tàu bay hiệp đồng với ATFMU để điều chỉnh lại lạch bay.

1.5.6.5 

Địa chỉ AFTN (VTBBZDZX) của ATFMU sẽ được đưa vào danh mục địa chỉ AFTN của người nhận NOTAMs mà liên quan đến bất cứ kế hoạch hoạt động nào có ảnh hưởng đến khả năng của việc dàn xếp phân bổ lạch bay (ví dụ: vùng trời dành riêng/đóng cửa vùng trời, các đường bay không có sẵn, v.v…).

1.5.6.6 

Địa chỉ AFTN (VTBBZDZX) của ATFMU sẽ được đưa vào danh mục địa chỉ AFTN của người nhận điện văn ATS (ví dụ: FPL, DEP, DLA, CHG, CNL) liên quan đến những chuyến bay thuộc đối tượng áp dụng phương thức ATFM.

1.5.6.7 

Tránh để xảy ra việc nhỡ một lạch bay đã được ấn định vì như vậy sẽ làm tăng khối lượng công việc của ATC và PIC trong công tác hiệp đồng. Nhằm giảm thiểu khối lượng phải hiệp đồng khi có lạch bay sửa đổi, các bên có liên quan nên thực hiện các phương thức khuyến cáo sau đây:

  1. Nếu chuyến bay vẫn chưa lăn bánh, việc hiệp đồng nên được thực hiện giữa các nhà khai thác tàu bay/nhân viên điều độ bay và ATFMU;

  2. Nếu chuyến bay đã rời bến, việc hiệp đồng với ATFMU cũng có thể được thực hiện thông qua cơ quan ATS đang liên lạc với chuyến bay đó.

1.5.7  Yêu cầu cơ bản về máy tính

Các nhà khai thác tàu bay và Phòng thủ tục bay Nội Bài, Kiểm soát tại sân Nội Bài, Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội, Phòng thủ tục bay Tân Sơn Nhất, Kiểm soát tại sân Tân Sơn Nhất, Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh phải có thiết bị máy tính có thể kết nối internet với website BOBCAT tại địa chỉ https://www.bobcat.aero và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu sau:

  1. Bộ xử lý: Tốc độ tối thiểu của CPU là 150 MHz;

  2. Khai thác hệ thống: bất cứ hệ điều hành nào cũng có thể chạy được các trình duyệt sau (ví dụ: Windows 2000/XP, Linux, Unix, hoặc Mac OS);

  3. Trình duyệt (Web Browser): Internet Explorer 5.5 hoặc newer, Mozilla 1.0 hoặc newer, Mozilla Firefox 1.0 hoặc newer, Netscape 7 hoặc newer;

  4. RAM: 64 MB hoặc lớn hơn (phụ thuộc vào hệ điều hành);

  5. Dung lượng đĩa cứng: Tối thiểu 500 MB hoặc lớn hơn (phụ thuộc vào hệ điều hành);

  6. Độ phân giải màn hình: Tối thiểu 800 x 600 điểm; và

  7. Kết nối internet: Modem 56 Kbps hoặc nhanh hơn.

1.5.8  Sổ tay hướng dẫn người khai sử dụng ATFM
1.5.8.1 

Tài liệu trợ giúp, bao gồm thông tin chi tiết về hoạt động của ATFM như miêu tả trên đây và các thông tin khác có trong Sổ tay hướng dẫn ATFM khu vực Nam Á và vịnh Bengal (cuốn “ATFM Users Handbook”), có sẵn tại địa chỉ https://www.bobcat.aero

1.5.8.2 

ANSPs và các nhà khai thác tàu bay phải đảm bảo rằng họ hiểu rõ và có thể áp dụng các phương thức thích hợp được miêu tả trong Sổ tay hướng dẫn người sử dụng ATFM.

1.5.9  Phương thức ứng phó
1.5.9.1 

Trong trường hợp nhà khai thác tàu bay hoặc Phòng thủ tục bay Nội Bài, Đài kiểm soát tại sân Nội Bài, Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội, Phòng thủ tục bay Tân Sơn Nhất, Đài kiểm soát tại sân Tân Sơn Nhất, Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh không thể truy cập vào mạng ATFMU, việc liên lạc với ATFMU sẽ được thực hiện thông qua những phương tiện khác (điện thoại, fax, AFTN) như miêu tả trong mục 1.3.

1.5.9.2 

Các phương thức dự phòng để yêu cầu về phân bổ lạch bay, kể cả việc sử dụng các mẫu yêu cầu lạch bay dự phòng đã có sẵn trong Sổ tay hướng dẫn người sử dụng ATFM.

1.5.9.3 

Trong trường hợp hỏng hệ thống BOBCAT, ATFMU sẽ thông báo cho tất cả các bên liên quan và thông báo rằng phương thức phân bổ lạch bay ATFM đang bị treo. Khi đó, tất cả bên liên quan sẽ chuyển sang phương thức ATM hiện tại như là được áp dụng ngoài giai đoạn áp dụng phương thức quản lý luồng hàng ngày.

1.5.10  Báo cáo lỗi hệ thống ATFM
1.5.10.1 

Lỗi hệ thống ATFM được xác định là một sự cố nghiêm trọng xảy ra ảnh hưởng tới cơ sở không lưu, nhà khai thác tàu bay hoặc ATFMU khi đang áp dụng phương thức ATFM.

1.5.10.2 

Nhà khai thác tàu bay và Phòng thủ tục bay Nội Bài, Đài kiểm soát tại sân Nội Bài, Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội, Phòng thủ tục bay Tân Sơn Nhất, Đài kiểm soát tại sân Tân Sơn Nhất, ACC Hồ Chí Minh khi gặp phải lỗi hệ thống ATFM cần phải làm báo cáo theo mẫu trong Sổ tay hướng dẫn người sử dụng ATFM và chuyển nó đến ATFMU theo địa chỉ được nêu trong mẫu. ATFMU sẽ phân tích tất cả báo cáo, đưa ra khuyến cáo/gợi ý phù hợp và cung cấp các ý kiến phản hồi tới các bên liên quan để có biện pháp khắc phục.

2  LOẠI ĐIỆN VĂN LUỒNG VÀ MÔ TẢ MẪU ĐỊNH DẠNG

 

3  MẠNG LƯỚI QUẢN LÝ LUỒNG KHÔNG LƯU PHÂN PHỐI ĐA ĐIỂM NÚT MỨC 2

3.1  Giới thiệu
3.1.1 

Việt Nam tham gia mạng lưới quản lý luồng không lưu (ATFM) phân phối đa điểm nút Mức 2 trong khu vực Châu Á/Thái Bình Dương dựa vào chương trình trì hoãn mặt đất thông qua việc ban hành thời gian cất cánh được tính toán.

3.1.2 

Khái niệm Mạng ATFM phân phối đa điểm nút liên quan đến từng nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (ANSP), đơn vị chủ trì và khai thác nút ATFM độc lập, hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ thông tin kết nối. Luồng không lưu đến các nguồn (không phận hoặc sân bay) bị hạn chế/tắc nghẽn sẽ được quản lý dựa trên một tập hợp các nguyên tắc chung thống nhất giữa các bên liên quan tham gia. Biện pháp ATFM chính được áp dụng trong giải pháp này là Chương trình trì hoãn tại sân (GDP) cân bằng nhu cầu và năng lực thông qua việc điều chỉnh Thời gian hạ cánh tính toán (CLDT) từ đó xác định Thời gian cất cánh tính toán (CTOT) phân bổ cho tàu bay trước khi cất cánh từ sân bay khởi hành.

3.1.3 

Một biện pháp ATFM có thể được kích hoạt khi ANSP Mức 3 xác định có tình trạng mất cân bằng về nhu cầu và năng lực đáp ứng tại một nguồn ATM cụ thể. ANSP Mức 3 sẽ thông báo trước về biện pháp ATFM và khoảng thời gian áp dụng thông qua việc phát hành Kế hoạch ATFM hàng ngày (ADP) và/hoặc NOTAM. ADP sẽ được gửi các bên liên quan qua e-mail.

4  TIN TỨC VỀ TRÁCH NHIỆM TỔNG QUAN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VÙNG TRỜI TRONG VÙNG THÔNG BÁO BAY, CHI TIẾT VỀ PHÂN BỔ VÀ PHỐI HỢP QUẢN LÝ VÙNG TRỜI DÂN DỤNG/QUÂN SỰ, CẤU TRÚC VÙNG TRỜI QUẢN LÝ ( PHÂN BỔ VÀ THAY ĐỔI ĐỐI VỚI VIỆC PHÂN BỔ NÀY) VÀ PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC TỔNG QUAN.

4.1  Cung cấp ATFM tại Việt Nam
4.1.1 

Mạng lưới ATFM phân phối đa điểm nút áp dụng cách tiếp cận mức độ tham gia theo mức cho các nút ATFM. Nút ATFM mức 3 là những nút có khả năng tạo, phân phối, nhận và tuân thủ CTOT bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Thái Lan và Campuchia.

4.1.2 

Việt Nam đang tham gia mạng lưới ATFM với tư cách là Nút ATFM mức 2 (bắt đầu từ ngày 23 tháng 4 năm 2020) để hỗ trợ quản lý các chuyến khởi hành tuân thủ CTOT do Nút ATFM Mức 3 phát hành. Tại Hà Nội và Hồ Chí Minh FIR, Trung tâm Quản lý luồng không lưu Việt Nam (ATFMC) chịu trách nhiệm triển khai thực hiện ATFM và giám sát việc thực hiện các giải pháp ATFM.

4.1.3 

Các Cảng hàng không quốc tế sau đây tại Việt Nam tham gia vào Nút ATFM Mức 2 bằng cách tiếp nhận và tạo điều kiện cho việc tuân thủ CTOT của hãng hàng không bị ảnh hưởng:

STTCảng hàng không quốc tếÁp dụng
NumberInternational AirportImplementation
1 VVCI

Chính thức

2 VVCR

Chính thức

3 VVCT

Chính thức

4

VVDL

Chính thức

5VVPB

Chính thức

6VVPQChính thức

7

VVVD

Chính thức

8VVVH

Chính thức

4.1.4  Các chuyến bay miễn trừ áp dụng biện pháp ATFM
  1. Tàu bay đang trong tình trạng khẩn nguy; bao gồm cả tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;

  2. Tàu bay đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hoặc các chuyến bay thực hiện nhiệm vụ cứu hỏa;

  3. Tàu bay thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ;

  4. Tàu bay đang chở bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp;

  5. Các tàu bay đặc biệt được chỉ định các cơ quan có thẩm quyền.

4.1.5  Yêu cầu đối với người khai thác tàu bay

Có hiệu lực từ 00h00 giờ quốc tế, ngày 23/4/2020, các chuyến bay khởi hành từ các sân bay đã được chỉ định trong mục 4.1.3 tới các sân bay và vùng trời của các nút ATFM Mức 3, phải tuân thủ theo yêu cầu sau nhằm dự đoán chính xác nhu cầu cũng như để quản lý ATFM một cách hiệu quả:

4.1.5.1  Nộp FPL không ít hơn 3 giờ trước EOBT, trừ trường hợp vì lý do khai thác hoặc kỹ thuật.
4.1.5.2 Gửi điện văn trì hoãn/thay đổi khi có thay đổi từ 15 phút trở lên so với giờ rút chèn trong Kế hoạch bay đã nộp.
4.1.5.3 Nộp điện văn hủy bỏ khi hủy bỏ chuyến bay.
4.1.5.4 Tích cực phối hợp CDM để cung cấp đầu vào cho các phương pháp quản lý luồng không lưu và bám sát kế hoạch ATFM hàng ngày, nhận thông tin ATFM để lập kế hoạch khai thác hoạt động bay. Vào ngày khai thác, nếu có thể, ATFMU mức 3 sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến qua cổng web để thảo luận về các hoạt động khai thác ATFM. Sau cuộc họp, phòng hội thảo sẽ vẫn mở để trợ giúp và hỗ trợ các bên liên quan quản lý CTOT. Tham khảo kế hoạch ATFM hàng ngày hoặc liên hệ với ATFMC Việt Nam để biết thông tin về địa chỉ hội nghị website.
4.1.5.5 CTOT sẽ được phân phối cho các bên liên quan thông qua cổng web, e-mail, điện văn AFTN và điện thoại. Hướng dẫn cụ thể để truy cập thông tin CTOT sẽ được các Cơ sở ATFM mức 3 cung cấp. Nếu có vấn đề khi truy cập thông tin, liên hệ với ATFMC Việt Nam để được trợ giúp.
4.1.5.6 KSVKL sẽ hỗ trợ tốt nhất để đảm bảo các chuyến bay khởi hành từ các Cảng HKQT đã được chỉ định trong mục 4.1.3 có thể khởi hành trong điều kiện tuân thủ CTOT. Về phía tổ bay sẽ sẵn sàng để tàu bay được đẩy lùi vào thời điểm thích hợp như thời gian cất cánh đã có trong CTOT.
4.1.5.7 Đối với các chuyến bay thực hiện CTOT khởi hành từ các Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Cam Ranh, Phú Quốc:
  1. Thông báo cho ATFMC về việc tuân thủ CTOT ngay sau khi nhận CTOT và lên kế hoạch cho các tàu bay sẵn sàng khởi động/đẩy lùi vào thời điểm thích hợp nhằm tuân thủ CTOT trên đường CHC và có tính đến thời gian lăn ra.

  2. Yêu cầu sửa đổi CTOT/slot ATFM khi các chuyến bay dự kiến không thể tuân thủ CTOT đã được ấn định bằng cách liên lạc với ATFMC Việt Nam ngay khi có thể. ATFMC Việt Nam sẽ chủ trì phối hợp với cơ sở ATFM để đưa ra biện pháp ATFM thích hợp.

  3. Cung cấp các ý kiến phản hồi và thông tin có liên quan về hoạt động khai thác ATFM trong quá trình phân tích sau khai thác. (Mẫu quá trình phân tích sau khai thác được cung cấp trên website nêu tại mục 4.2.1).

4.2  Tin tức bổ sung
4.2.1 

Tất cả các bên có liên quan nên truy cập vào trang thông tin điện tử https://atfm.vn/en/project/Level-2-ATFM Procedures-In-Vietnam để biết thêm thông tin chi tiết.

4.2.2 

Nếu có câu hỏi, vui lòng liên hệ ATFMC kịp thời qua địa chỉ sau:

Post:

Trung tâm Quản lý luồng không lưu

Telephone:   +84 24 38271513 máy lẻ 8643

Fax:   +84 24 32127893

AFS:   VVVVZGZX/ AMHS: VVVVZDZX

Email:   atfmu@vatm.vn

5  PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC QUẢN LÝ LUỒNG KHÔNG LƯU (ATFM) ĐA ĐIỂM NÚT MỨC 3 TẠI VIỆT NAM
(THEO DỰ ÁN PHỐI HỢP TRIỂN KHAI ATFM ĐA ĐIỂM NÚT XUYÊN BIÊN GIỚI KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG)

5.1  MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
5.1.1  Mục đích

Phương thức khai thác ATFM đa điểm nút mức 3 tại Viêt Nam nhằm đảm bảo các bên liên quan thực hiện đồng bộ, thống nhất trong việc phối hợp giữa các đơn vị khi thực hiện điều tiết luồng không lưu tại Việt Nam, đồng thời nhằm giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào Dự án phối hợp triển khai ATFM đa điểm nút xuyên biên giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo luồng không lưu thông suốt đối với các hoạt động bay tại Việt Nam và trong khu vực.

5.1.2  Phạm vi

Phương thức khai thác này áp dụng cho các bên tham gia trong việc thực hiện phương thức khai thác ATFM đa điểm nút mức 3 (biện pháp chỉ định giờ cất cánh tính toán-CTOT) đối với hoạt động khai thác tàu bay tại các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.

5.1.3  Đối tượng áp dụng
  1. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam: Trung tâm Quản lý luồng không lưu, Công ty Quản lý bay miền Bắc, Công ty Quản lý bay miền Trung, Công ty Quản lý bay miền Nam; Trung tâm Thông báo tin tức hàng không; Trung tâm Khí tượng hàng không.

  2. Hãng hàng không (Trung tâm Điều hành khai thác; Đại diện Hãng hàng không); Doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trợ giúp thủ tục kế hoạch bay; Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn; các bên liên quan khác tham gia thực hiện phương thức khai thác này.

5.1.4  Điều kiện áp dụng
  1. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, hãng hàng không, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn; doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trợ giúp thủ tục kế hoạch bay phải đảm bảo các nhân viên liên quan hiểu khái niệm khai thác ATFM và có kế hoạch hỗ trợ chuyến bay khởi hành có áp dụng CTOT và phối hợp với Trung tâm QLLKL quản lý CTOT.

  2. Yêu cầu về hệ thống trang thiết bị: Máy tính có kết nối internet, Đầu cuối AFTN/AMHS; điện thoại; Email; FAX.

5.2  CUNG CẤP DỊCH VỤ ATFM TẠI VIỆT NAM
5.2.1  Các chuyến bay khởi hành đến các sân bay sau đây của Việt Nam sẽ được áp dụng CTOT do Trung tâm QLLKL phát hành:
  1. Sân bay Quốc tế Nội Bài (HAN/VVNB);

  1. Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (DAD/VVDN);

  1. Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN/VVTS).

Trong thời gian tới việc áp dụng biện pháp ATFM, bao gồm CTOT, có thể được áp dụng cho các sân bay quốc tế khác của Việt Nam.

5.2.2  Trách nhiệm của Hãng hàng không

Trách nhiệm

Mô tả

Thông tin lịch trình bay

Khi được yêu cầu, cung cấp thông tin tư vấn cho Trung tâm QLLKL về các thay đổi kế hoạch bay trước khi nộp FPL.

Thông tin trường hợp đặc biệt

Nếu có, tư vấn cho Trung tâm QLLKL về các tình huống đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ CTOT.

Quản lý kế hoạch bay (FPL)

Đảm bảo rằng các FPL được nộp ít nhất 03 giờ trước EOBT. Đảm bảo dự thảo FPL được nộp trước 03 giờ so với giờ EOBT.30 phút

Điện văn DLA/CHG

Gửi thông tin DLA/CHG khi có thay đổi từ 15 phút trở lên so với EOBT trong FPL đã nộp (không gửi điện văn thay đổi EOBT theo CTOT).

Hội nghị CDM

Chủ động tham gia vào hội nghị CDM để cung cấp các thông tin liên quan nhằm áp dụng biện pháp ATFM.

Giám sát cảnh báo ATFM và nhận thông tin biện pháp ATFM

Giám sát ADP để nhận biết các cảnh báo và nhận thông tin ATFM để lên kế hoạch khai thác.

Hoạt động khai thác quan trọng

Chú ý những điểm đặc biệt khi tham gia hội nghị CDM.

Đánh giá sau khai thác

Cung cấp phản hồi và thông tin về việc khai thác ATFM để hỗ trợ việc đánh giá sau khai thác.

Trách nhiệm khi thực hiện GDP

Quản lý tuân thủ CTOT

Lập kế hoạch các chuyến bay bị ảnh hưởng để chuẩn bị sẵn sàng nổ máy/đẩy lùi vào thời gian phù hợp nhằm tuân thủ CTOT.

Quản lý sửa đổi/ thay thế

Yêu cầu hoặc triển khai thay đổi CTOT khi tàu bay không tuân thủ CTOT đã cấp.

5.2.3  CÁC CHUYẾN BAY MIỄN TRỪ BIỆN PHÁP ATFM

Các chuyến bay sau đây có thể được miễn áp dụng các biện pháp ATFM:

  1. Tàu bay đang trong tình trạng khẩn nguy, khẩn cấp, bao gồm cả tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;

  2. Tàu bay đang thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hoặc các chuyến bay thực hiện nhiệm vụ cứu hỏa;

  3. Tàu bay thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ;

  4. Tàu bay đang chở bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp.

  5. Tàu bay đặc biệt được chỉ định bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Ghi chú:

  1. Trường hợp tàu bay đang chở bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp, hãng hàng không/đại diện hãng hàng không có trách nhiệm thông báo trực tiếp cho Trung tâm QLLKL và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Nội dung thông báo cần đầy đủ thông tin sau “Tàu bay đang chở bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp”.

5.3  Phương thức khai thác GDP
5.3.1  Nộp kế hoạch bay không lưu và gửi điện văn không lưu

Các bên tham gia nộp dự thảo FPL và gửi các điện văn không lưu DLA, CHG, CNL, DEP theo quy định sau:

Bước 1: Nộp dự thảo FPL và các thông tin CHG/DLA/CNL

Trung tâm ĐHKT (hãng hàng không trong nước), đại diện hãng hàng không (hãng hàng không nước ngoài), doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trợ giúp thủ tục kế hoạch bay:

  1. Nộp FPL không ít hơn 3 giờ trước EOBT, trừ trường hợp vì lý do khai thác hoặc kỹ thuật.

  2. Thông tin về CHG/DLA khi có thay đổi 15 phút trở lên so với giờ EOBT tại FPL đã nộp và thông tin CNL khi hủy bỏ chuyến bay cho Cơ sở ARO liên quan.

Bước 2: Phát FPL và điện văn ATS

Cơ sở ARO:

  1. Phát FPL tối thiểu 03 giờ trước EOBT;

  2. Gửi điện văn CHG/DLA cho các đầu mối liên quan ngay sau khi nhận được thông tin CHG/DLA (không gửi điện văn sửa đổi giờ EOBT theo CTOT);

  3. Gửi điện văn CNL ngay sau khi nhận được thông tin CNL từ hãng hàng không;

  4. Gửi điện văn DEP theo quy định.

5.3.2  Hội nghị trực tuyến CDM

Trung tâm QLLKL chủ trì tổ chức họp CDM trực tuyến trong nước với các đơn vị liên quan định kỳ vào thứ 5 hàng tuần vào 0200 và trong trường hợp đột xuất khi có điều kiện thời tiết xấu, hoặc khi có các thông tin khác ảnh hưởng năng lực tiếp thu tại sân bay mức 3.

5.3.3  Giao nhận và tuân thủ CTOT

a. Phương thức giao, nhận CTOT

Bước 1: Thông báo kế hoạch áp dụng CTOT

QLLKL thông báo kế hoạch áp dụng biện pháp ATFM (CTOT) thông qua việc phát hành ADP cho các bên tham gia qua email.

Thông tin phát hành trong ADP bao gồm như sau:

  1. Hạn chế và tác động: cung cấp thông tin về tài nguyên ATM bị mất cân bằng nhu cầu-năng lực.

  2. Biện pháp ATFM: cung cấp thông tin về biện pháp ATFM áp dụng nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng đã nêu trong mục Hạn chế và Tác động.

  3. Các nội dung có liên quan: cung cấp thông tin về các tình huống có thể ảnh hưởng đến hoạt động của KSVKL hoặc năng lực ATM. Thông tin này được cung cấp nhằm mục đích nhận thức tình huống.

Nhằm xử lý ADP tự động, ADP sẽ được gửi qua email dạng file đính kèm như sau:

  1. Tiêu đề email: ADP_[FIR Name]_[Effective Date, yyyyymmdd]_[Version number]

  2. Tên file: ADP_[FIR Name]_Effective Date, yyyymmdd]_[Version number]

    Ví dụ: ADP_VVNB_20241207_1.

    Xem chi tiết Mẫu Kế hoạch ATFM ngày (ADP) và Mẫu thông báo/cảnh báo của các biện pháp ATFM tại các Phụ lục 2 và Phụ lục 3 theo link: https://tinyurl.com/atfm3

Bước 2: Tổ chức phối hợp CDM trực tuyến

Trung tâm QLLKL chủ trì phối hợp CDM trực tuyến nhằm xác định rõ thông tin và đưa ra chi tiết về các biện pháp ATFM theo kế hoạch.

Trong trường hợp các bên không tham gia phối hợp CDM trực tuyến, mà có kế hoạch áp dụng biện pháp ATFM, Trung tâm QLLKL sẽ gửi kết quả cho các bên liên quan.

Bước 3: Khởi tạo và phân phối CTOT

Trung tâm QLLKL khởi tạo và phân phối CTOT tối thiểu 90 phút trước EOBT của chuyến bay liên quan cùng các thay đổi/hủy bỏ CTOT qua web portal, AFTN/AMHS, điện thoại, email cho các bên tham gia.

Bước 4: Nhận CTOT

Các bên liên quan sau khi nhận CTOT có trách nhiệm báo nhận với Trung tâm QLLKL, hãng hàng không thông báo cho tổ lái chuyến bay được chỉ định CTOT đảm bảo chuyến bay tuân thủ CTOT chỉ định.

Ghi chú: Vì một số lý do liên quan đến đường truyền, hệ thống hoặc phải sửa đổi CTOT vào phút chót, một số CTOT có thể được phân phối ít hơn 90 phút so với EOBT. Nhằm đảm bảo khai thác cho các hãng hàng không, việc tuân thủ CTOT không bắt buộc đối với các chuyến bay nhận CTOT dưới 90 phút so với EOBT. Tuy nhiên, nhằm góp phần đảm bảo hiệu suất toàn mạng lưới và nhằm tăng tối đa hiệu quả của biện pháp ATFM, các hãng hàng không cần cố gắng tuân thủ CTOT chỉ định.

Xem chi tiết thuật ngữ ATFM sử dụng trong hiệp đồng GDP và thuật ngữ ATFM sử dụng trong liên lạc thoại tại Phụ lục 4 theo link: https://tinyurl.com/atfm3.

b. Phương thức tuân thủ CTOT:

Bước 1: Xác định khả năng tuân thủ

Các bên tham gia căn cứ CTOT nhận được, xác định khả năng tuân thủ/không tuân thủ CTOT và thông báo cho Trung tâm QLLKL qua điện thoại/email.

Bước 2: Trường hợp tàu bay có thể tuân thủ CTOT

Hãng hàng không căn cứ CTOT nhận được, thông báo CTOT trong nội bộ. Đối với các chuyến bay được chỉ định CTOT, tổ lái thực hiện xin huấn lệnh đường dài và đẩy lùi/nổ máy đảm bảo việc tuân thủ CTOT, có tính đến thời gian lăn ra.

Xem chi tiết Phương thức tuân thủ CTOT tại Phụ lục 6 theo link: https://tinyurl.com/atfm3.

Bước 3: Trường hợp tàu bay không thể tuân thủ CTOT

  1. Sau khi nhận được CTOT, nếu thấy khả năng không thể tuân thủ CTOT, các bên tham gia có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm QLLKL kèm theo lý do. Sau khi nhận được yêu cầu thay đổi CTOT, Trung tâm QLLKL sẽ thông báo CTOT mới cho các bên tham gia trước ít nhất 30 phút so với CTOT mới được chỉ định.

  2. Trường hợp trước khi nổ máy mà xét thấy khả năng không thể tuân thủ CTOT: Tổ lái có trách nhiệm thông báo cho hãng hàng không và yêu cầu thay đổi CTOT. Hãng hàng không có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm QLLKL về tình huống tàu bay không thể tuân thủ CTOT và yêu cầu thay đổi CTOT (nếu có thể).

  3. Trong trường hợp tàu bay đã nổ máy, lăn mà không thể tuân thủ CTOT vì lý do khai thác, kỹ thuật, thời tiết, v.v TWR liên quan phải thông báo ngay cho Trung tâm QLLKL. Trung tâm QLLKL thực hiện thay đổi CTOT (nếu có thể) hoặc TWR liên quan xử lý theo tình huống thực tế (tàu bay không tuân thủ CTOT sẽ có thể phải bay chờ khi hạ cánh tại sân bay đến).

Xem chi tiết Phương thức yêu cầu thay đổi CTOT tại Phụ lục 7 theo link: https://tinyurl.com/atfm3.

5.3.4  Sửa đổi/hủy bỏ CTOT
  1. Việc sửa đổi, hủy bỏ CTOT thông thường sẽ được Trung tâm QLLKL thông báo cho các bên tham gia trước 45 phút so với CTOT sửa đổi thông qua web portal/email/ATFN/AMHS/điện thoại. Tuy nhiên trong một số tình huống bất thường, việc sửa đổi, hủy bỏ CTOT có thể được thông báo sau thời gian trên. Hãng hàng không sẽ căn cứ tình hình thực tế để xác định khả năng tuân thủ/không tuân thủ CTOT sửa đổi.

  2. Sau khi nhận CTOT sửa đổi, hãng hàng không báo nhận cho Trung tâm QLLKL và thông báo cho tổ lái về CTOT sửa đổi. Tổ lái khởi hành chuyến bay tuân thủ CTOT (Xem chi tiết Phương thức sửa đổi CTOT tại Phụ lục 8 theo link: https://tinyurl.com/atfm3)

  3. Sau khi nhận được thông tin huỷ bỏ CTOT, hãng hàng không báo nhận cho Trung tâm QLLKL và thực hiện chuyến bay bình thường (Xem chi tiết Phương thức hủy bỏ CTOT tại Phụ lục 9 theo link: https://tinyurl.com/atfm3).

5.3.5  Hoán đổi CTOT
5.3.5.1  Hoán đổi CTOT được thực hiện theo các yêu cầu sau:
  1. Hai chuyến bay cùng áp dụng biện pháp chỉ định giờ cất cánh - CTOT.

  2. Hai chuyến bay thuộc cùng một người khai thác tàu bay yêu cầu hoán đổi CTOT từ trung tâm điều hành khai thác hoặc người chịu trách nhiệm về lịch trình và quay vòng tàu bay.

  3. Có thể hoán đổi giữa hai nhà khai thác tàu bay khác nhau, với điều kiện trung tâm điều hành khai thác của cả hai nhà khai thác tàu bay (hoặc người chịu trách nhiệm về lịch trình và quay vòng tàu bay) đã thống nhất.

  4. Có thể thực hiện hoán đổi CTOT giữa hai nhà khai thác tàu bay khác nhau do ATC tại sân bay khởi hành yêu cầu với mục đích quản lý khởi hành sau khi cơ trưởng của hai tàu bay đã thống nhất.

5.3.5.2  Phương thức hoán đổi CTOT được thực hiện như sau:
  1. Tổ lái/hãng hàng không: Tham khảo trên web portal của Trung tâm QLLKL, xác định thay đổi CTOT phù hợp (hoán đổi CTOT hoặc slot mở), thực hiện yêu cầu hoán đổi CTOT gửi Trung tâm QLLKL.

  2. Trung tâm QLLKL căn cứ tình hình danh sách các chuyến bay chỉ định CTOT để tiến hành xử lý yêu cầu hoán đổi CTOT giữa hai chuyến bay. Trung tâm QLLKL sau khi xác định CTOT sửa đổi cho hai chuyến bay, phân phối thông tin CTOT sửa đổi theo các bước tại Phụ lục 8: Phương thức sửa đổi CTOT.

Xem chi tiết Phương thức hoán đổi CTOT (giữa hai chuyến bay) và Hoán đổi CTOT (thành Slot mở) tại Phụ lục 10 và Phụ lục 11 theo link: https://tinyurl.com/atfm3.

5.3.6  Quản lý tuân thủ CTOT

Các bên tham gia phối hợp để chuyến bay có khả năng tuân thủ CTOT trong khung thời gian quy định như sau:

  1. -5/+10 phút đối với các CTOT được chỉ định để ứng phó với các sân bay đến bị hạn chế.

  2. -5/+5 phút đối với CTOT được chỉ định để ứng phó với lưu lượng vùng trời bị hạn chế.

5.3.7  Đánh giá kết quả sau khai thác

Khuyến khích các bên tham gia phản hồi, cung cấp thông tin về biện pháp ATFM nhằm đáp ứng quy trình phân tích sau khai thác và gửi về Trung tâm QLLKL khi có những trường hợp đặc biệt trước ngày 5 hàng tháng. Phản hồi này sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả của biện pháp ATFM và xác định các nội dung cần được cải thiện.

Xem chi tiết Hướng dẫn phân tích sau khai thác tại Phụ lục 13 theo link: https://tinyurl.com/atfm3).

5.4  TIN TỨC BỔ SUNG
5.4.1 Các thông tin khác có tại đường link sau: https://tinyurl.com/atfm3
5.4.2 Thông tin liên lạc
  1. Post: Trung tâm Quản lý luồng không lưu

  2. Telephone/Fax: +84 24 32127893/ +84 24 38271513 ext 8643

  3. Email: atfmu@vatm.vnWeb Portal: https://www.atfm.vn/atfmportal, https://ctot.atfm.vn

  4. AFTN/AMHS: VVVVZDZX

  5. Thông tin trợ giúp: +84 24 32127893 (Hoạt động 24/7)