ENR 1  PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TẮC CHUNG

ENR 1.1  QUY TẮC CHUNG

Tàu bay hoạt động trong các vùng thông báo bay của Việt Nam phải tuân thủ các quy định và phương thức không lưu nêu trong Phụ ước 2 và 11 đối với công ước về Hàng không dân dụng quốc tế, các phương thức về dịch vụ dẫn đường quản lý không lưu (PANS-ATM) và các phương thức bổ sung khu vực được áp dụng tại vùng Đông Nam Á, ngoại trừ những điểm khác biệt nêu trong mục GEN 1.7.

Tàu bay hoạt động trong các vùng thông báo bay của Việt Nam phải tuân thủ Luật Hàng không dân dụng của Việt Nam và các quy tắc bay nêu trong Thông tư 19/2017/TT-BGTVT ngày 6/6/2017 quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay và Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 6/6/2017 về quản lý và bảo đảm hoạt động bay (Số 32/2021 /TT-BGTVT ngày 14/12/2021).

1  CHIỀU CAO BAY AN TOÀN THẤP NHẤT

Sẽ được bổ sung sau.

2  THẢ VẬT THỂ

Nghiêm cấm tàu bay khi đang bay thả hoặc phun bất cứ thứ gì ra khỏi tàu bay, trừ truờng hợp thực hiện theo những điều kiện do cơ quan có thẩm quyền quy định và theo huấn lệnh, hướng dẫn và các tin tức do cơ sở không lưu thích hợp cấp.

3  BAY NHÀO LỘN

Tàu bay chỉ được bay nhào lộn theo các điều kiện do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo huấn lệnh và chỉ dẫn của cơ sở ATS thích hợp.

4  CHUYẾN BAY QUẢNG CÁO VÀ TÀU BAY KÉO

4.1  KÉO

Tổ lái không được điều khiển tàu bay kéo bất cứ một tàu bay hoặc vật nào khác, trừ khi thực hiện phù hợp với những điều kiện do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo huấn lệnh và chỉ dẫn của cơ sở ATS thích hợp.

4.2   BAY TỐP

Tàu bay chỉ được bay tốp khi có thỏa thuận trước giữa những người chỉ huy tàu bay tham gia tốp bay và các chuyến bay theo tốp trong vùng trời kiểm soát, thực hiện theo các điều kiện của ATS có thẩm quyền. Các điều kiện này bao gồm:

  1. Về phương diện báo cáo vị trí và dẫn đường, cả tốp hoạt động như một tàu bay đơn lẻ;

  2. Phân cách giữa các tàu bay tham gia tốp bay là trách nhiệm của trưởng tốp và người chỉ huy của các tàu bay khác trong tốp (bao gồm cả giai đoạn chuyển tiếp khi các tàu bay cơ động để có được tự phân cách trong tốp và trong quá trình nhập tốp, tách tốp);

  3. Mỗi tàu bay phải duy trì cự ly cách tàu bay trưởng tốp không quá 1km (0.5NM) theo chiều ngang, chiều dọc và 30m (100ft) theo chiều thẳng đứng.

5  THỜI GIAN VÀ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

Giờ UTC và các đơn vị đo lường đã công bố sẽ được sử dụng cho các hoạt động bay

6  CẤU TRÚC VÙNG TRỜI

 

7  KHU VỰC CẤM VÀ HẠN CHẾ BAY

Tàu bay không được bay trong khu vực cấm bay hoặc khu vực hạn chế bay đã được công bố cụ thể, trừ khi thực hiện theo đúng những điều kiện rất hạn chế hoặc được phép của quốc gia thiết lập ra các khu vực đó.

8  TÀU LƯỢN BAY XUYÊN MÂY

Sẽ được bổ sung sau.

9  TÀU BAY CẤT CÁNH VÀ HẠ CÁNH, TÀU BAY CÁNH QUẠT, KHINH KHÍ CẦU, TÀU LƯỢN CÓ ĐỘNG CƠ, TÀU LƯỢN VÀ NGƯỜI NHẢY DÙ NGOÀI SÂN BAY ĐƯỢC PHÉP

Nhảy dù

Trừ tình huống khẩn nguy, việc nhảy dù, thả dù phải được thực hiện theo các điều kiện do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo huấn lệnh và chỉ dẫn của cơ sở ATS thích hợp.

10  THẢ KHÍ CẦU, DIỀU, MÔ HÌNH BAY CÓ CÁNH QUẠT VÀ DÙ LƯỢN

Khí cầu tự do không người lái

Khí cầu tự do không người lái phải được khai thác sao cho giảm thiểu mối nguy hiểm có thể gây ra cho người, tài sản hay tàu bay khác và phù hợp với các điều kiện do cơ quan có thẩm quyền quy định.

11  BẢO VỆ CON NGƯỜI VÀ TÀI SẢN

11.1  

Tổ lái không được điều khiển tàu bay một cách cẩu thả hoặc khinh suất gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc tài sản của người khác.

11.2  

Tàu bay không được bay trên các khu vực đông dân của các thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các nơi tụ họp đông người ngoài trời, trừ khi cần thiết để cất cánh, hạ cánh hoặc khi được phép của cơ quan có thẩm quyền.

12  NHẮC LẠI HUẤN LỆNH KHÔNG LƯU VÀ TIN TỨC CÓ LIÊN QUAN AN TOÀN BAY

12.1 Tổ lái phải nhắc lại phần chỉ dẫn và huấn lệnh kiểm soát không lưu của kiểm soát viên không lưu liên quan đến an toàn được cấp bằng liên lạc thoại. Các nội dung sau đây thường phải được nhắc lại là:
  1. Huấn lệnh đường dài;

  2. Huấn lệnh và chỉ dẫn để tiến nhập, hạ cánh, cất cánh, dừng chờ, bay cắt qua và quay đầu trên bất kỳ đường CHC; và

  3. Đường CHC sử dụng, và các phương thức đặt đồng hồ đo độ cao, mã ra đa thứ cấp, chỉ dẫn mực bay, chỉ dẫn hướng bay và tốc độ, và cả mực bay chuyển tiếp khi được kiểm soát viên không lưu cấp hoặc có trong nội dung của bản tin phát thanh ATIS.

12.2 Các huấn lệnh hoặc chỉ dẫn khác, bao gồm các huấn lệnh điều kiện phải được nhắc lại, hoặc báo nhận theo thể thức để chỉ rõ rằng chúng đã được hiểu và sẽ được thực hiện theo.
12.3 Kiểm soát viên không lưu phải lắng nghe nội dung nhắc lại này để biết chắc chắn rằng huấn lệnh hoặc chỉ dẫn đã được tổ lái báo nhận chính xác và phải có ngay hành động xử lý ngay lập tức nếu phát hiện thấy có sự khác biệt trong nội dung nhắc lại của tổ lái.
12.4 Việc nhắc lại bằng thoại các liên lạc qua đường truyền dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu (CPDLC) là không bắt buộc, trừ khi cơ quan không lưu có thẩm quyền thích hợp yêu cầu.

Ghi chú: Các phương thức và quy định liên quan đến việc trao đổi và báo nhận điện văn CPDLC được nêu tại Tập II - Phụ ước 10; Chương 14 Doc 4444 PANS – ATM và Mục 2.4.1, Phần ENR 1.8 của AIP Việt Nam.